Hôm nay, Tech12h sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về đời sông kinh tế cũng như những sinh hoạt xã hội và văn hóa của nước ta. Cụ thể như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn từng lĩnh vực trong bài học ngay dưới đây.


*

A.Kiến thức trọng tâm

I.Đời sống kinh tế

1.Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp:Lễ cày tịch điền
Khuyến khích khai hoang, đào kênh mương,Đắp đê phòng lũ lụt
Cấm giết hại trâu bò…Kết quả: Nhiều năm mùa màng bội thu

2.Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a.Thủ công nghiệp

Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng.Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…

b.Thương nghiệp

Việc buôn bán trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân đồn là nơi buôn bán rất sầm uất.

Bạn đang xem: Bài 12 đời sống kinh tế văn hóa

II.Sinh hoạt xã hội và văn hóa

1.Những thay đổi về mặt xã hội

Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống thị, một số quan lại, một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã, họ phải làm đủ và nộp tô cho địa chủ, một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.Những người làm nghề thủ công, buôn bán sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và nghĩa vụ với nhà vua.Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

2.Giáo dục và văn hóa

a.Giáo dục

Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.Năm 1076 mở Quốc Tử giám, nhà nước quan tâm giáo dục, thi cử.

b.Văn hóa

Văn học chữ Hán được phát triển.Các vua Lý rất sùng đạo phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông.Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc… phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt…

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

(trang 44 sgk Lịch Sử 7):-Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời:

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. với tâm thức "…không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo".

(trang 45 sgk Lịch Sử 7):-Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển ?

Trả lời:

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sản xuất nông nghiệp.

- Hàng năm, vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.

- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn ruộng hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

(trang 46 sgk Lịch Sử 7):-Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó ? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống ?

Trả lời:

- Qua việc làm đó ta thấy do nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa lúc bấy giờ phát triển, có nhiều thợ thủ công dệt gấm vóc rất khéo tay (được vua dạy cho).

- Việc nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống thể hiện ý thức tự chủ, nghề dệt của ta đã phát triển nên không cần phải mua lụa, gấm của nhà Tống nữa.

(trang 46 sgk Lịch Sử 7):-Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì ?

Trả lời:

Ngoài các nghề thủ công cổ truyền như làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, thời kì này nghề thủ công phát triển đạt trình độ cao nhờ bàn tay của những thợ thủ công tài giỏi tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội). vạc Phổ Minh (Nam Định).

(trang 46 sgk Lịch Sử 7):-Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tính hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào ?

Trả lời:

Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta thời đó rất phát triển. Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công cổ truyền sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Từ đó, cả hai thấy cần thiết phải có sự trao đổi mua bán hàng hóa cho nhau.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1:(trang 46 sgk Lịch sử 7):Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp ?

Trả lời:

Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế.Vua tự cày tịch điền và tế thần Nông.Chú trọng khai khẩn ruộng hoang, đào kênh mương, làm thủy lợi.Cấm giết trâu bò , bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

=> Những chính sách đó góp phần làm mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Câu 2:(trang 46 sgk Lịch sử 7):Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.

Trả lời:

* Thủ công nghiệp:

Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.Nhiều công trình nổi tiếng : tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh….

* Thương nghiệp:

Thăng Long là đô thi phồn thịnh.Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.

Câu 3:(trang 46 sgk Lịch sử 7):Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Trả lời:

Nông nghiệp phát triển mùa màng tươi tốt, thu hoạch được nhiều → đời sống nhân dân ổn định → tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt → nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau là điểu tất yếu xảy ra → thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Bài học này giúp các em tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa của nước ta như thế nào? Về các nội dung như: tình hình nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giáo dục văn hóa của nước ta ở giai đoạn đầu như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu: Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá


1. Sự chuyển biến của nông nghiệp Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu. Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu và người có công; ruộng khai hoang. Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê. Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo. Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy – lễ Tịch Điền. Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a. Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển nhưtrồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng …… Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa. Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Qui Điền, tháp Báo Thiên…

b. Thương nghiệp

Buôn bán trong nước được mở rộng,Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị. Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung,bến Vân Đồn (Quảng Ninh ) Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnhdo điều kiện độc lập, hòa bình và ýthức dân tộc

1.2. Sinh hoạt xã hội và văn hóa


1. Những thay đổi về mặt xã hội Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ. Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán. Tầng lớp nô tỳ. Địa chủ gồm quan lại, công chúa, hoàng tử được cấp ruộng, và nông dân giàu. Nông dân: là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền.

→ Nhận xét: Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn; địa chủ nhiều hơn; nông dân tá điền tăng lên.

Xem thêm: Chiến Thắng “ Điện Biên Phủ Trên Không Năm 1972 ”, Sự Đồng Tình Ủng Hộ, Giúp Đỡ Của Quốc Tế

2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại. 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu. Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng

b. Văn hóa


Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền Kiến trúc và điêu khắc phát triển: Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên. Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyểnnhư một ngọn lửa. Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của môt nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long

*

(Đền Lý Bát Đế)

Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý. Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau: 

Đời sống kinh tế: tình hình nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Sinh hoạt xã hội và văn hóa

2.1. Trắc nghiệm


Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 


Câu 1:

Lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua 


A. Lê Đại Hành B. Vua Minh Mạng C. Vua Tự Đức D. Vua Trần Nhân Tông

Câu 2:

Văn miếu Quốc Tử giám thành lập khi nào?


A. 1071 B. 1072 C. 1070 D. 1073

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!


2.2. Bài tập SGK


Bài tập Thảo luận trang 44 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận trang 45 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận 1 trang 46 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận 2 trang 46 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận 3 trang 46 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập Thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 7 Bài 12

Bài tập 1 trang 49 SGK Lịch sử 7

Bài tập 2 trang 49 SGK Lịch sử 7

Bài tập 3 trang 49 SGK Lịch sử 7

Bài tập 1.1 trang 37 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.2 trang 37 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.3 trang 37 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.4 trang 37 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 2 trang 37 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 3 trang 38 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 4 trang 38 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 6 trang 39 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 7 trang 40 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 8 trang 41 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 9 trang 41 SBT Lịch Sử 7


3. Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử 7


Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!