*

Truyền Giáo Tài Liệu Khác Suy Niệm Mùa Vọng Thường Niên 1-12 Thường Niên 13-25 Thường Niên 26-34 Phụng Vụ Chia Sẻ Giáo Lý Tin Giáo Hội Xuân Lộc
Trang Chủ>Chia Sẻ>Lm. Đaminh. Vũ Đình Thái
Lm. Đaminh Vũ Đình Thái
Suy niệm Lời Chúa 10Đại chủng viện HuếLưu hành nội bộ11.2007Lời ngỏĐây là một ít bài giảng lễ cưới, đã trình bày ở một số cộng đoàn Giáo xứ đó đây.Có bài tự soạn; có bài đã tham khảo và biên soạn lại theo cách riêng cho phù hợp với những người nghe.Tài liệu chỉ dành “lưu hành nội bộ”.Người viết cám ơn người đọc và xin vui lòng chỉ dẫn những sai lầm.LỄ CƯỚICháu Nhung, ở Fribourg, Đức, 28.6.’03. Ngày cưới của hai cháu: Cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, ai cũng chúc mừng trăm năm hạnh phúc; gia đình an vui hòa thuận. Nhưng Chú dám nói một điều như thách đố là trong cuộc sống vợ chồng dài lâu, thế nào cũng có những bất hòa<1> cãi cọ!- Ava Gardner, nữ minh tinh màn bạc Hoa Kỳ, dù đã ba đời chồng nhưng vẫn không rút được kinh nghiệm, tránh được những bất hòa gây đổ vỡ gia đình. Bà chết lúc 67t trong cô đơn, tại Luân Đôn năm ’90. Người chồng cuối cùng của bà là Frankie Sinatra, ca sĩ nổi tiếng, cũng chỉ sống chung được 6 năm. Ava phát biểu: “Tôi vẫn yêu anh ấy, mãi mãi yêu Sinatra, nhưng điều khó khăn của chúng tôi là không thể nào sống chung với nhau được”.- Vậy làm sao vượt qua được những bất hòa cãi cọ trong gia đình, để duy trì cuộc sống hôn nhân lâu bền hạnh phúc ?
Qui Luật :1. Đừng bao giờ ngạc nhiên nếu thỉnh thoảng có bất hòa với nhau:- Tự nó cãi cọ bất hòa không phải là những dấu hiệu xấu, bởi vì những trở ngại được coi như là một phần của cuộc sống chúng ta và là những biểu lộ qua đó con người thể hiện ý chí tự do của mình.- Sợ bất hòa, đến độ sống không dám bộc lộ ý kiến của mình cách tự do, lại là dấu chưa thực sự yêu nhau và giúp nhau thăng tiến. Vợ nghe và chiều chồng hoàn tòan, sẽ khiến chồng thành một gã độc tài và vợ là con thiêu thân. Chồng nuông ý vợ trong mọi lẽ, vợ sẽ xỏ mũi dắt đi. Đi ngang qua sông sóng gió, mỏi tay, vợ buông chồng, chồng rơi xuống nước. Dù dòng sông có đôi bờ, nhưng chồng chẳng biết hướng nào để bơi vào.- Vậy va chạm là điều không thể né tránh trong đời sống vợ chồng. Nhưng đừng sợ bất hòa. Điều quan trọng là biết cách vượt lên bất hòa hằng ngày.2. Trong cuộc sống, hai vợ chồng nên đồng ý với nhau về một số vấn đề thiết yếu (tôn giáo, giáo dục con cái, quan hệ cha mẹ họ hàng). Còn những chuyện phụ thuộc (thời trang, giải trí, văn hóa…) có thể có ý kiến khác nhau và nên tôn trọng ý nhau.- Nếu không thể đồng tâm nhất trí về những vấn đề thiết yếu thì rõ ràng hôn nhân chỉ là thứ giao kèo giữa hai bên hoàn toàn tách biệt nhau. Trái lại, tranh luận về những cái phụ thuộc là cơ hội gia tăng, khuyến khích sự thông cảm giữa hai người.3. Tránh, không nên tranh luận với nhau vào buổi tối (hay đang lúc ăn).Khi cả hai đều mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả, sau không biết bao nhiêu là phiền toái gặp trong ngày, chẳng may cuộc tranh luận phát sinh một cách tự nhiên và đến hồi sôi nổi thì thái độ tốt nhất là nên dừng lại và giữ thinh lặng. Giấc ngủ luôn là liều thuốc hữu hiệu để chữa trị mọi vết thương đau… Hay trong bữa ăn, không nên cãi cọ. VN ta có câu: “Trời đánh, tránh bữa ăn” mà!4. Hai vợ chồng đừng bao giờ to tiếng với nhau.Tranh luận, trao đổi, nhưng đừng quát tháo.- Sự to tiếng là dấu chỉ của việc thiếu tôn trọng và yêu thương. Không thể nói sự thật như ném đá vào mặt người khác.- Sự thật giống như ánh sáng, chỉ có thể thuyết phục bằng cách đi xuyên qua nhè nhẹ mà thôi.5. Một biểu lộ khôn ngoan: đó là lắng nghe trước khi trả lời.- Biết lắng nghe tức là khiêm tốn, có tôn trọng đối với người khác và nhất là biết yêu thương thật sự người bạn mình.- Lắng nghe là một nghệ thuật giúp ta có thể trả lời chín chắn cho sự thực và tránh quan trọng hóa vấn đề hoặc những nguyên nhân đưa đến bất hòa.6. Khi có bất hòa giữa hai vợ chồng, đừng bao giờ để cha mẹ, anh em của cả 2 bên (hay người thứ ba) can thiệp vào.- Thánh Don Bosco: “Những cái gì dơ bẩn cần phải tẩy rửa ngay trong nhà của mình”.- Đừng đem chuyện nhà chồng kể lại bên nhà vợ và ngược lại. Hay kể ở nhà hàng xóm cũng thế.7. Đừng bao giờ khăng khăng tự cho mình là người có lý và quyết ăn thua đủ bằng mọi giá.- Nhìn vào lòai vật: khi một con thú đầu hàng, đối thủ kia thường ngưng chiến.- Tất cả ai trong chúng ta cũng có thể lầm lẫn.8. Không nên tốn nhiều nước mắt cho những cái đã rồi, mà hãy coi đó như bàn đạp để tiến tới những cái tốt đẹp hơn.- Socrate (triết gia tk 3 av. JC) có một bà vợ tính nóng như chằng tinh. Một lần kia, bà vợ la lối chửi rủa om sòm. Socrate vẫn im lặng, nhẫn nhục chịu đựng vợ. Khi ông đứng lên đi xuống cầu thang, bà vợ nhìn thấy không chịu nổi nữa, sẵn xô nước trong tay bà xối luôn lên người ông. Đến nông nỗi ấy, ông vẫn bình tĩnh chỉ trả lời vợ rằng: “Anh biết trước mà, khi trời sấm sét nhiều thì thế nào cũng có mưa!”. Ông không chửi rủa lại vợ, không than phiền vợ độc ác, nhưng cố gắng thoát ra hoàn cảnh trớ trêu vốn có, tiến về phía trước, bằng tinh thần hài hước.9. Sau khi đã trình bày và tranh luận hết mọi lý lẽ của sự bất đồng ý kiến, hai người hãy CƯỜI với nhau.Cười như thế để xác tín rằng: dù thế nào đi nữa, điều quan trọng nhất là hai người vẫn còn yêu nhau. Dù chỉ có một bên cười mà thôi, điều đó cũng chứng tỏ rằng: sự thông cảm đã bắt đầu có giữa hai người.10. Không có một cố gắng nào hữu hiệu hơn để tránh hoặc giảm thiểu những cãi cọ bất bình cho bằng một đời sống đức tin vững mạnh.- Có một đời sống đức tin vững mạnh, là có tinh thần của Chúa Kitô, như Thánh Phaolô diễn tả trong thư Êphêsô 4,31-32 : “Mọi kiểu chua cay, gắt gỏng, nóng giận, la lối, chửi rủa nhất nhất phải đánh bạt khỏi nơi anh em với mọi thứ thâm độc.Trái lại với nhau, anh em hãy ăn ở nhân hậu, chạnh thương, biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô ”.- Chỉ có Thiên Chúa mới thực sự có câu giải đáp cho những vấn đề xem ra không thể giải đáp được. Thư Côlôsê 3,14-16 : “Trên hết mọi sự, anh em hãy có đức mến là giềng mối của sự trọn lành. Như vậy phúc bình an của Đức Kitô sẽ ở nơi tâm hồn anh em. Ước gì Lời Đức Kitô dồi dào trong anh em. Hãy lấy tất cả sự khôn ngoan mà dạy dỗ sửa bảo nhau”.LỄ CƯỚIRƯỢU : MỘT THỰC TẠI ĐÁNG BUỒN CHO GIA ĐÌNH, ĐẤT NƯỚCI. Thực cảnh: Nhà nhà và cả xã hội đồng thanh nhận xét :1. Khắp đất nước (thành thị, thôn quê) nghiện ngập : nam nữ, già trẻ đều là đệ tử lưu linh. Đám trẻ khề vài chai “tăng khí thế”; các cụ khà vài ly “mạnh gân cốt”. Cá biệt đàn bà, ủng hộ “phong trào”, bắt đua nam giới, nốc rượu như nước lã.Lớn hay bé, lành hay bệnh sẵn sàng mua “chất đốt” thiêu rụi tim, gan, trí óc…Ghiền đến mức đốt cháy cả nồi cơm. Sắp chết, hỏi thèm gì ? – Thèm rượu.2. Rượu: đủ loại sang hèn, tây ta; thậm chí có loại rượu nước lã pha alcool. Tuỳ túi tiền, đủ loại rượu đáp ứng.3. Quán rượu : - Nhà quê: nhà nào có đàn ông, có hũ rượu. Uống rượu như uống thuốc. Không rượu, ăn cơm không ngon.- Gặp bạn ở nhà: đãi rượu; ngoài đường: vào quán.- Quán rượu bình dân: hũ rượu rắn nguỵ trang. Rắn rết thâm niên hơn tuổi bố mẹ. Rượu đế pha màu đổ vào thành rượu thuốc, rượu bổ. Bổ từ đầu đến chân. Bổ vỡ đầu xẻ tai. Ai ai cũng dấn thân cho chủ quán “bổ”. Trả tiền vui vẻ!4. Thành thị uống rượu chiêu đãi, lễ hội, “làm ăn”, giải sầu… Nông thôn lao động uống rượu “tan mệt nhọc, ấm bụng, xua tà khí, chống thời tiết xấu”. Cao nguyên: Rượu cứ như cơm gạo. Nhà thiếu gạo chứ không thiếu rượu. Uống rượu thâu đêm, say li bì thảm thương. Chưa say chưa về, chưa say chưa đạt, chưa hết tình, chưa gọi là uống rượu!5. Phí tổn: Rượu sang: trên một triệu. Rượu vừa: bảy, tám trăm ngàn hoặc bình giá, một chỉ vàng hay hơn.- Có nhà, đáp lễ cấp trên, trích số tiền ăn của gia đình 6,7 người trong một tháng. Mất hai tháng lương của công nhân viên bình thường (lương trung bình), chỉ để mua vui vài anh đàn ông. Đi làm bao người đổ tiền vào quán.- Cứ tưởng tượng: một ngày bao nhiêu rượu, bao nhiêu tiền. Số tiền rất lớn của gia đình, xã hội đổ đi. Vô bổ mà còn tai hại!II. Những lời than thở.1. Rượu vào lời ra.- Nhẹ : lè nhè không tự chủ, mất tư cách, mất trí khôn.- Nặng : quát tháo, chửi mắng. Hành động thô lỗ, mất nhân cách, phản đạo đức. Đập phá, đánh đấm vợ con, ói mửa. Sóng soài như thây ma. Vợ con rên siết.2. Nạn nhân chủ yếu : vợ.- Rượu làm mất lương tri, khơi dậy tình dục thú tính nơi các ông chồng mà bà vợ thường hứng chịu, sau những cuộc say sưa của chồng. Nhiều bà vợ rách mướp, tàn tạ vì thường xuyên biến thành phương tiện thoả mãn cho những ông chồng cuồng loạn, say sưa.- Có bà than: nhắm mắt, bịt mũi trao xác cho những ông chồng nồng nặc, hung hãn như một con ác thú. Đầy mùi hôi tanh của rượu bia, ói mửa. Nếu không, không đủ sức chịu đòn.3. Rồi đến con.Có những gia đình hàng chục đứa con: bà vợ tâm sự đều là kết quả và bởi sự có mặt của những cơn say. Chưa một đứa nào được định đoạt do tình yêu thương vợ chồng! Thật là bầy con của thần lưu linh. - Những đứa con ấy, mang giòng máu ấy, sao sau này chẳng “trở về nguồn” với thần lưu linh là cha chúng? Nếu không ở nhà, sau các cơn rượu, chúng đi càn bậy ở ngoài đường, quán xá, hộp đêm, bờ bụi.- Những đứa con đầu lòng cũng thường là những đứa con của thần lưu linh: vì dù cha đẻ nó không muốn, dịp kết hôn người ta cũng ép uống. Uống chúc mừng, rồi uống cho vui. Bạn bè ép chú rể trong bữa tiệc tân hôn. Hậu quả: những đứa con đầu lòng khờ, chậm, ít thông minh lanh lợi hơn những đứa sau này.III. Tác hại của rượu trên người cha, người mẹ và hậu quả trên con cái.1. Khoa học xác nhận tai hại trên người dùng tuỳ tuổi, tùy cơ thể, tuỳ loại rượu : Nóng cơ thể. Mụ trí óc. Căng thẳng thần kinh, mạch máu, tăng huyết áp. Choáng váng, nhức đầu, ói mửa. Cứng động mạch. Xơ gan. Hao phổi. Hại dạ dày, tim, thận. Xứ nóng, càng tác hại hơn.2. Chất độc ở rượu Việt Nam: chủ yếu alcool (tăng nồng độ); thuốc rầy làm trong rượu; hoá chất pha để có mùi vị, màu sắc.3. Say thường xuyên: tế bào mau lão hoá, tóc bạc, răng mau rụng, mắt kém, cơ thể bạc nhược, trí kém, mất sắc. Phí tốn. Tình cảm sút giảm, hạnh phúc tan vỡ.4. Ai mới hút thuốc, uống rượu đều nghĩ mình không thể nghiện. Lý do đưa ra: để xã giao, tiêu khiển, kích thích ăn ngon… Hút thuốc 100 người thì nghiện rượu tới 90 người. Cụng rượu: khó có ai không bị say.5. Nơi đàn ông: rượu gia tăng đòi hỏi, nhu cầu nhưng giảm khả năng quan hệ tình dục. Tinh trùng biến dạng, dị tật. Sinh con dị tật bẩm sinh, quái thai.Đàn bà: trứng bị dị dạng. Bào thai quái dị hình thù, kém phát triển. Trẻ: sao phát triển?
LỄ CƯỚI 23.10.1999 ở BẠCH LÂMUỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒNĐầu lễ :Hai em xây dựng mái ấm gia đình, xin Chúc Mừng hai em. Mong cho gia đình hai em thật trong ấm ngoài êm. Giảng lễ :Điều anh muốn chia sẻ với hai em trong lễ Cưới này là nhờ đâu hai em có giây phút này, được khôn lớn trưởng thành mà lấy nhau, nếu không phải là nhờ Công Cha Nghĩa Mẹ Ơn Thầy thật cao dầy.Chúng ta sẽ thuộc loại người nào? Loại “uống nước nhớ nguồn” hay loại “qua sông đấm cò vào sóng”?1. Xã hội phương Đông vốn rất quí trọng tuổi già. Vì tuổi già từng trải, là tuổi có nhiều khôn ngoan và kinh nghiệm. Cha mẹ, nhất là cha mẹ lớn tuổi, tích luỹ nơi mình cả một kho tàng sống; mà phận con, mấy ai tự hào đã học hết được vốn khôn ngoan và từng trải nơi cha mẹ? Còn bao công lao vất vả sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục ta nên người. “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”. Ta lấy gì đền đáp ? Sao “con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”?2. Cha mẹ già có phải là “món nợ” của con cái ?
Thực tế, hiện nay, chúng ta chứng kiến hằng ngày trên đường phố những ông bà cụ lang thang kiếm sống bằng cách đi ăn xin.Bên cạnh đó, cũng có cả những cảnh đau lòng khác, nếu ta có dịp đến các trại dưỡng lão. Ở đây, ta gặp những cha mẹ già, nhiều khi chẳng phải là bơ vơ không con không cháu. Trái lại là khác… Mỗi người đều có tâm sự riêng của mình.- Một cụ ông nói: “Tôi cảm thấy tuổi già của mình trở nên vô ích cho con cái. Trước đây khi còn sức thì tần tảo nuôi con 7, 8 đứa. Không đứa nào đói rách, thất học. Nay, kiệt sức, phải nhờ đến chúng thì chẳng đứa nào muốn “đỡ” mẹ cha. Chúng nó đồng ý để tôi vào trại dưỡng lão cho “rảnh”. Ăn miếng cơm của chúng mà nghe chúng nói bóng nói gió, thấy cũng nhục lắm. Tuổi già rõ ràng là gánh nặng cho con cháu”.- Một cụ ông khác bộc bạch : “Thời trai trẻ, tôi đâu thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái. Cụ thể là tôi cũng nuôi 4 đứa con học lên tới Đại học. Vốn kiến thức ấy từ đâu mà có, nếu không phải là Ơn Cha Nghĩa Mẹ Công Thầy? Thời tôi, làm gì được ăn học như chúng. Thế mà chúng khinh bỉ thường mắng xéo tôi: “Mù như ông thì nói làm gì!”. Mắt tôi còn sáng. Ý chúng muốn nói tôi mù đầu óc, mù trí khôn…Thôi thì… xin vào dưỡng lão, để khỏi có ý kiến gì làm mù con cái”.- Nghe tới đây, một cụ bà khác dường như cùng cảnh ngộ nên dàn dụa nước mắt và nói thêm vào: “Trường hợp tôi cũng thế: những ý kiến đóng góp kinh nghiệm của tôi cho con cái không bao giờ được chúng tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Chúng cảm thấy tôi ở trong gia đình như một cái gai, một trở ngại cho công việc làm ăn của chúng. “Việc gì bà cũng ‘xía vô’!”. Theo ý kiến của chồng, thì đứa con dâu bảo bênh con trai. Theo ý kiến của vợ thì chồng trách trọng con dâu hơn con đẻ. Tôi trở thành của thừa, của nợ trong nhà, đến mức độ cả ngày chúng không muốn nói với tôi nửa lời. Và từ hơn một năm qua, chúng quyết định gởi tôi vào trại dưỡng lão cho rảnh “nợ”. Đau khổ, cô đơn, mặc cảm bị bỏ rơi luôn đè lên những tấm thân gầy già yếu đó. Chẳng biết vô tình hay cố y, vô tư hay vô tâm mà con cái không để ý, quan tâm đến nhu cầu cần được tôn trọng, cần được lắng nghe và cần được chia sẻ cảm thông của cha mẹ.3. Đứng về phương diện nhân bản, làm người: Chúng ta đã quên mất vai trò LÀM CON rồi sao ?* Câu tục ngữ Việt Nam: “Trẻ cậy cha, già cậy con” chúng ta hiểu thế nào? Bạn có thể sinh ra, lớn lên, trưởng thành, được học hành, nên cơ nghiệp mà không nhờ đến Cha Mẹ không? Từ khi còn nằm nôi đến ít ra là lúc này, lúc bạn đủ lông đủ cánh như hôm nay, nhờ đâu? Có phải cậy Cha nhờ Mẹ? Sao bạn nỡ quên công, sớm vô ơn khi bỏ cha mẹ đói khổ, đẩy cha mẹ ra đường phố ăn xin hoặc vào trại dưỡng lão. Để rồi ở đó, các ngài sống những ngày đầy tủi nhục trước khi nhắm mắt lìa đời.Vậy về “già cậy con” có phải là trách nhiệm, bổn phận của chúng ta đối với cha mẹ? Còn hơn là bổn phận: yêu thương, chăm sóc cha mẹ già là bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn. Mà lòng biết ơn là cội nguồn của nhân cách con người. Chính nó là thước đo tính nhân đạo. Xác định ta đúng là người hay chỉ là ngợm (!), là con cái các ngài hay là kẻ thù (!).* Có ít nhất ba trường hợp tôi gặp con cái kiện cáo cha mẹ, sau khi đã cãi vã chửi bới các ngài. Lắng nghe hai bên, phân tích phải trái cho tường. Rồi trước khi kết án cha mẹ phải hay trái, đúng hay sai; tôi thường hỏi những người con kia rằng: “Vậy xin anh chị hãy xác định cho cha biết trong lòng anh chị, cha mẹ đang mang hình ảnh nào: ân nhân hay kẻ thù?” Tất cả đều cúi đầu yên lặng. Rồi mặt đỏ dần lên và cáo lui chào tôi ra về.Chúng ta cần sống, quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn như thế nào để cha mẹ già cảm thấy vui lòng, thoải mái, hạnh phúc khi nhắm mắt lìa đời; mà không hề cảm thấy hối tiếc vì kiếp sống thừa và là gánh nặng cho con cháu.4. Về phương diện tôn giáo: Chúa dạy chúng ta thế nào?- Sách Huấn ca khuyên : “Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông; chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người” (Hc 3,12-13).Để kết luận, cha xin kể câu truyện:Nhà kia có đôi vợ chồng, một đứa con trai nhỏ và môt ông bố chồng khoảng 80. Thuở mới về làm dâu, chị vợ thấy ông bố chồng già yếu tay run, cứ hay đánh đổ cơm xuống đất và thỉnh thoảng còn đánh vỡ chén. Lúc đầu chị còn nể, nhịn. Sau nói bóng nói gió : “Nhà mình nghèo, đâu có của thừa rơi vãi đổ cho chó ăn…”. Hiện tượng cơm đổ, chén vỡ vẫn không dứt. Chị bàn với chồng lên tiếng mắng bố đẻ. Anh chồng nghe vợ, chẳng nể tình, cũng đôi lúc nặng lời với bố. Cuối cùng, chị bàn với anh ta đẽo cho bố cái bát gỗ là xong! Anh chị và con vẫn ăn chén đẹp, chén kiểu.Từ hôm có cái bát gỗ, ông cụ thỉnh thoảng vẫn còn đánh đổ cơm khi và, nhưng không làm vỡ chén nữa. Và đặc biệt ông không còn chảy nước mắt như khi trước, lúc còn tiếc những cái chén bị vỡ và xót vì những lời nhiếc của con cái. Có lẽ đến lúc này, ông cũng chẳng còn nước mắt để mà tủi mà khóc!Một hôm, hai vợ chồng đi buôn một chuyến xa, cả tuần lễ mới về. Về đến nhà, thấy đứa con ngồi ngoài cửa đang dạng chân dạng tay loay hoay với khúc gỗ đẽo dở. Bố mẹ gọi vào nhà cho quà, nó làm ngơ như không nghe hay chẳng thèm… Gọi mãi thằng bé chẳng vào, cả hai anh chị chạy ra gạn hỏi con: “Con làm gì thế?”. Cậu bé thản nhiên trả lời: “Bố đẽo cho ông cái bát gỗ. Con bắt chước bố. Con đẽo sẵn cái bát gỗ này để dành mai kia về già, bố mẹ ăn cơm không đánh vỡ bát!”Các em và anh chị, quí vị và tôi, chúng ta - trong vai trò làm con - cần đối diện với lương tâm để suy xét :- Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy.- Ta có còn lòng kính trọng, hiếu thảo, biết ơn đối với cha mẹ? Muốn trở thành cha mẹ, thì hãy sống như con ngoan, con thảo trước đã. Có vậy, ta mới giữ được bản sắc người Việt Nam và tự hào về cha mẹ mình : Công Cha như núi Thái sơn; Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.LỄ CƯỚINÊN MỘTĐầu lễ :Thể chế Hôn nhân loài người, theo Thánh Kinh, là do Thiên Chúa lập ra: “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình và cả hai nên một xương một thịt” (St 2, 24).Quyết định lấy nhau, huyền nhiệm tình yêu Hôn nhân sẽ đưa hai người ban đầu xa lạ khác biệt nhau vào một cơ chế đặc biệt: Hôn phối; ở đó họ nên một để cuộc sống mãi mãi là chung thân, chung tình, chung lòng, chung sống và chung thuỷ.Giảng lễ :NÊN MỘT, hiểu thế nào đây?1. Là sự hoà hợp thân xác, một xương một thịt. Triết lý Đông Tây đều coi nam, nữ như hai thành phần bổ túc cho nhau. Cái bên này có, bên kia lại thiếu và ngược lại. Khám phá, nhận ra ở nơi người kia “cái nửa” lưu lạc của mình. Adam nhận ra Evà : “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. Cái xương sườn Adam thành Evà: cùng một yếu tố vật chất xác thịt; cùng bản chất người và bình đẳng.Chỉ biết và chỉ muốn nên một trong giới hạn thân xác: sẽ là cuộc sống nhục dục, sống hạ đẳng (như loài thú). Mới chỉ là nên một bên ngoài, một thoả hiệp thiếu bền vững. Thân xác sẽ úa tàn, sắc đẹp rồi phai nhoà: sẽ chán, còn hay hết yêu nhau?2. Là sự hoà hợp một tình yêu. Mối tình là duy nhất, không chia sẻ. Để chống lại ngoại tình trong Hôn nhân. Tình duy nhất, nên một, thế mới gọi nhau được là “mình ơi”: hai trong một, khác mà không khác!3. Là sự hoà hợp tính tình, cảm xúc, khuynh hướng, sở thích, năng khiếu…Không phải là đồng hoá mất rồi. Phải tôn trọng nhân phẩm, cá tính trong Hôn nhân. Nguyên nhân đổ vỡ gia đình là do hai bên, hay một bên không biết hay không muốn nên một (hòa hợp) trong sự đa biệt. Thường rơi vào sai lầm: muốn đồng hoá người bạn đời. Nên một kiểu này sẽ xem thường, huỷ bỏ nét đặc thù cá biệt của người kia, do những quan niệm bất bình đẳng (chồng chúa vợ tôi), do những tham vọng ích kỷ độc đoán hay do sự trổi vượt của mình.Hiệp nhất (kiểu đồng hoá này) là hiệp nhất nô lệ, xâm phạm phẩm giá con người. Hôn nhân không chấp nhận kiểu nên một như thế. Bởi Thiên Chúa dựng nam nữ thành một, vừa bằng sự đón nhận những phẩm tính khác biệt của người kia, để bổ túc những khiếm khuyết bất toàn của mình ; vừa bằng sự trao tặng những gì là tinh tuý của mình cho người mình yêu.4. Là sự hoà hợp ý chí, tâm hồn.Quyết tâm sống hướng về một lý tưởng, một mục đích chung. Yêu nhau là cùng nhìn về một hướng, xây đắp cái chung. Từ đó có ý thức trách nhiệm, bổn phận.5. Là sự hoà hợp cuộc sống.Một mái nhà, chung chăn chung gối, “tay ấp má kề”. Một mái nhà tranh hai trái tim vàng: lo cho nhau chung công ăn việc làm. Đôi bạn gọi nhau “nhà tôi” rất hay!6. Là sự hoà hợp lòng chung thuỷ.Hai người là “tù nhân” của nhau đến trọn đời. Tù chung thân trong tình yêu trọn vẹn.Chống ngoại tình, đa phu đa thê.7. Là sự hoà hợp ngôi vị, như Ba Ngôi Thiên Chúa.Điều quan trọng nhất làm nên Hôn nhân là đây. Thiên Chúa duy nhất, trong ba Ngôi vị khác biệt. Về Bản thể: Thiên Chúa độc nhất, là Tình Yêu. Mình Ngài là Đấng Tối Cao, Tuyệt đối; là Đấng Tạo Hoá phát sinh. Cũng vậy, Hôn nhân tự bản chất là đơn hôn. Chỉ chấp nhận một tình yêu duy nhất, vì chỉ một Thiên Chúa, một tình yêu được thông ban từ Ngài. Về Bản Vị: Ba Ngôi, chỉ tương quan tình yêu. Cha-Tạo-Hóa sinh ra Con. Cha Con yêu nhau, từ tình yêu này nhiệm xuất Thánh Thần. Trong Hôn nhân, cha mẹ nguồn phát sinh con cái. Từ tình yêu vợ chồng, con cái ra đời. Tình yêu độc nhất cho cộng đồng ngôi vị gồm chồng, vợ, con cái.Thiên Chúa dựng con người theo hình ảnh Ngài, thông truyền cho con người tình yêu Ngài. Tình yêu Thiên Chúa đó nằm trong bản tính con người. Sự hòa hợp ngôi vị, như Ba Ngôi, là “nên một” đúng với ý định Thiên Chúa, là sống theo bản chất và khuôn mẫu tình yêu Thiên Chúa: hợp nhất trong đa biệt Ngôi Vị. Không phải là đồng nhất hay đồng hoá. Theo ĐGH Gioan Phaolô II: Tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa là nguồn gốc và khuôn mẫu của tình yêu nhân loại, cách riêng nơi các gia đình Kitô giáo<2>.Hôn nhân con người phản ảnh, diễn tả tình yêu Thiên Chúa: Trong Cựu Ước, Giavê yêu Israel. Tình yêu bị phản bội. Trong Tân Ước, Chúa Kitô yêu Hội Thánh, tái lập và hoàn thành tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu mới, Giao ước mới bền vững. Hôn nhân Công giáo, trong lòng Hội thánh, là Bí tích, là dấu chỉ diễn tả tình yêu này. Càng nên một, càng trung thành, càng diễn tả hoàn hảo…Kết: Nhờ “nên một”, Hôn nhân Công giáo vừa diễn tả tình yêu Thiên Chúa, vừa xây dựng Giáo Hội.NGÂN KHÁNH HÔN PHỐIĐầu lễ :Có một đôi vợ chồng rất hạnh phúc, rất hoà hợp. Sống với nhau được 33 năm; nuôi dạy con cái thành công và nên người. Một hôm có người cảm mến họ, đến thăm và nhân dịp xin phỏng vấn họ rằng : “Bí quyết nào ông bà làm cho đời sống gia đình được duy trì và luôn thăng tiến trong hạnh phúc? Nếu phải để lại cho con một gia tài thì ông bà trao gởi cho con điều gì?”- “Tôi có những chủ trương và nguyên tắc sống. Đơn giản thôi, nhưng không bao giờ được quên không thực hành. Vì đi lập gia đình là không còn sống một mình. Là sống với người khác, với vợ với con tạo nên một cộng đồng. Cho cộng đồng đó được tốt đẹp lâu bền, tôi quyết tâm thực hiện công thức 8 CH. Trong đó , có 4 CH tích cực và 4 CH tiêu cực”.Giảng lễ :I. 4 CH TÍCH CỰC :1. Chăm sóc: Có những người con than phiền trước toà án là chúng trở nên hư thân mất nết, chỉ vì cha mẹ chúng bỏ bê không chăm sóc gia đình. Bố đi làm ăn xa; mẹ tối ngày ngồi chợ buôn bán. Có tiền nhưng con cái và vợ chồng không có tình với nhau. Vợ chồng ít gặp nhau. Không có thời giờ nói chuyện trao đổi với nhau và với con cái. Mặc tình ai làm gì thì làm. Con dễ bị bạn bè xấu lôi cuốn.Bên Mỹ, vợ chồng đều đi làm. Cả tuần không gặp nhau. Không có thì giờ cho gia đình. Chỉ nói chuyện trên điện thoại. Ở sở lại gần người khác, tiếp xúc với đồng nghiệp khác giới nhiều hơn và thế là… “quen hơi bén gót”, gia đình đổ vỡ.2. Chia sẻ: Nhiều người vợ than phiền anh ấy lười lắm. Ở đồng về không bao giờ giúp việc nhà. Vợ nào vừa việc đồng, vừa việc nhà. Về tới nhà cơm nước, heo cộ, gà qué, con cái lu bu đến tối. Cơm dọn lên không kịp ăn. Đang khi chồng hò cơm, hét rượu; ăn xong là lê sang hàng xóm ngồi xem ti vi và đấu láo…3. Chịu đựng: Thánh Phaolô : “Anh em hãy chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau”. Chịu đựng nhau cũng là dấu thương thật. “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi, muôn vàn khuyết điểm”. Chịu đựng là dấu mình có sức bền chấp nhận người khác ngay trong các dị biệt và lỗi lầm; đồng thời tỏ ra đủ sức gánh vác gia đình, đúng nghĩa của từ gánh vác. Gánh vác thì phải chịu đựng. Chịu đựng mới là gánh vác.4. Chung thủy: Nếu tôi biết tình yêu của tôi không duy nhất, còn có chia sẻ và không bền vững lâu dài, sao tôi hết lòng làm ăn và dám hiến thân trọn vẹn? Cái cảnh “ông ăn chả bà ăn nem” phải chăng chính là sự phản bội trắng trợn lại lời cam kết trung thành trong Hôn nhân của mình? Không chung thuỷ, trên đời này còn ai dám tin nhau, tin lời cam kết của nhau nữa?
Và…II. 4 CH TIÊU CỰC:1. Không chê bai: Vợ chê chồng cù lần không biết tính toán làm ăn. Chồng chê vợ tối ngày chỉ biết son phấn, ăn diện vào rồi… cỡn, miệng bép xép bêu xấu chồng. Những lời chê bai kiểu ấy lâu dần sao chịu đựng nổi và thế là thành chửi rủa, sỉ vả cãi vã, tạo ra chiến tranh từ mặt đất tới không trung (khi gậy gộc phang nhau, chén bát cũng bay lung tung lên trời !).2. Không chọc tức : - Vợ gào to: “Anh tưởng anh ngon hả. Đi làm được mấy đồng chỉ để nuôi đĩ? Con này đâu có cần mấy xu lẻ ấy. Không có lương anh, con này đâu chết đói!”- Chồng rú lên: “Tam tạng nhà mày, trư bát giới! Cái giống đàn bà gì hễ đi chợ là ăn quà, lương nào nuôi mày cho đủ. Nuôi đĩ sướng hơn!”Với những lời lẽ chọc tiết ấy, sao toà nhà gia đình đứng vững không rung chuyển cho được! Tôi được nghe những lời lẽ này từ một đôi vợ chồng lính tráng trước đây.3. Không chèn ép:Vợ không nên “bà chằng” cãi chồng chan chát, chửi chồng như sấm chớp cơn dông, như trút nước. Chồng không nên hiếp đáp vợ, giở thói “lưu manh, vũ phu”.Tình yêu là một dòng chảy êm ả. Không nên ngăn đập đắp bờ. Lụt lội sẽ dâng cao hoặc phá vỡ bờ.Sự chèn ép sẽ dồn nhau vào chân tường và rồi “chó cùng cắn đứt giậu !”4. Không chơi bời :Rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập hút sách, ngoại tình háo sắc…Tứ đổ tường! Tất cả đều là những kẻ thù không tuyên bố của chúng ta. Nó đánh gục bản thân trước hết rồi đến gia đình, tất nhiên kéo theo cả thảm trạng khốn đốn dành cho xã hội (vì gia đình là nền tảng xã hội).Ai tự chủ và chiến thắng được chúng, sẽ có sức mạnh tạo nên một gia đình hạnh phúc bền vững.Kết: Không dám dạy khôn, nhưng kinh nghiệm của người chồng, người cha kia giúp ta ôn lại những bài học thường thức nhất ở đời.LỄ CƯỚI 10.6.’06Đầu lễ:Cùng với ông bà, cha mẹ, họ hàng thân quyến đôi bên, cùng với bạn bè, thân hữu và khách mời, chúng ta vui mừng dâng Lễ và chứng kiến sự thành hôn Bí tích của hai anh chị Giuse Đức Thịnh và Maria Phương Uyên.Mọi người đều ao ước xin cho gia đình anh Thịnh-chị Uyên sẽ trở thành một gia đình thành đạt và hạnh phúc. Thành đạt trong cuộc sống, trong việc giáo dục con cái sau này và hạnh phúc trong tình yêu. Tình yêu mà Chúa sẵn lòng chúc phúc dồi dào bằng Ơn huệ Thánh Lễ và qua Bí tích Hôn phối anh chị cử hành này. Cũng nhờ đó gia đình anh chị sẽ là một gia đình thánh. Giảng lễ :Yêu nhau và lấy nhau: không khó. Cái khó là làm sao giữ gìn được tình yêu ấy luôn vững bền và hạnh phúc. Sinh con và nuôi con: cũng dễ, nhất là đối với người có của. Nhưng giáo dục con nên người, sống cho ra người (thành công dân tốt và thành Kitô hữu đạo đức, thánh thiện) lại chẳng dễ chút nào. Rất khó, bởi có tiền cũng không mua được đức dục.Trong khuôn khổ bài giảng hôm nay, tôi chỉ xin chia sẻ với cô dâu chú rể, với họ hàng và với cộng đoàn về tầm quan trọng của đức dục và trách nhiệm cao cả của bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái.I. Bổn phận và trách nhiệm làm cha làm mẹ:Người cha người mẹ sinh con ra, cho con ân phúc làm người, nhưng lại mắc nợ con cái về hai bổn phận: thứ nhất, cung ứng mọi nhu cầu thể xác và vật chất cho con; nghĩa là nuôi con lớn lên về thể xác, cho con ăn ngon mặc đẹp, cho con học hành để trau dồi kiến thức và có đủ tri thức nghề nghiệp vào đời. Thứ hai, phải giáo dục con tập tành sống nhân đức, để con sống xứng làm người dân tốt của Đất Nước và làm người con Chúa thánh thiện. Con người cần giáo dục từ từ, tiệm tiến vì sinh ra không phải biết ngay hết mọi chuyện và nên tốt lành ngay.Hai thứ bổn phận ấy gắn kết với nhau chặt chẽ, không thể chọn bên này bỏ bên kia và kéo theo trách nhiệm vừa cao cả vừa nặng nề của bậc sinh thành.Thỉnh thoảng trên phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta được biết có những người cha người mẹ bỏ lơ bổn phận, buông xuôi trách nhiệm. Họ phung phí gia tài vốn liếng gia đình; họ lãng phí cuộc đời khi lao vào việc ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc và trác táng. Họ tìm thoả mãn dục vọng ích kỷ của họ, mặc con cái lang thang đầu đường xó chợ, chết đói chết khát khổ sở hoặc để chúng biến chất thành trộm cướp, đĩ điếm tự nuôi thân. Tận cùng mức tệ hại là cha mẹ bán luôn con, bất chấp số phận chúng ra sao.Cha mẹ như thế thật tàn bạo còn hơn cả loài cầm thú hung dữ nhất.II. Tầm quan trọng của đức dục.Có một định luật tự nhiên và chắc chắn về trẻ nhỏ : đó là chúng nên tốt hay hoá ra xấu hoàn toàn hệ tại giáo dục của cha mẹ. Trẻ như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì, chúng ra thế. “Phúc đức tại mẫu”, “con hư tại mẹ”: Hai câu này có ý nhấn mạnh thêm vai trò của người mẹ trong gia đình đối với con cái; vì bà mẹ thường ở gần, ôm ấp, ảnh hưởng trên con nhiều hơn so với người cha, trong xã hội, phải lăn lộn mưu sinh nhiều bên ngoài. Theo tôi, cha mẹ đồng trách nhiệm giáo dục con, vì “nhà dột từ nóc”.Thiên Chúa ban con cái cho cha mẹ, không phải để trước hết hầu hạ phụng dưỡng cha mẹ hay làm tôi gia đình, mà để được nuôi dưỡng tốt và đào tạo đúng đắn trong sự kính sợ Thiên Chúa; đồng thời đưa chúng vào con đường Cứu độ vĩnh cửu. Như vậy, qua trách nhiệm giáo dục nuôi dưỡng, cha mẹ phải bảo đảm cho con cái được cứu độ.Con cái như kho tàng, như vốn liếng quí giá Thiên Chúa trao cho cha mẹ canh giữ và gầy dựng. Giữ cho khỏi hao, khỏi hư. Giúp tăng tiến, phát triển, sinh lợi lộc mọi mặt. Thánh Gioan Kim khẩu dạy: “Chúng ta có một số vốn thật lớn là chính con cái của mình. Vậy ta hãy hết sức quan tâm, ân cần gìn giữ”. Làm cho con cái hoá ra hư đốn, cha mẹ phải trả lẽ trước mặt Đức Chúa Trời, cho dù qua hoàn cảnh nào đó, con cái có đem lại nguồn lợi cho cha mẹ và gia đình đi nữa. Một Giáo phụ trong Hội Thánh dạy rằng: “Ngày phán xét, cha mẹ phải trả lẽ với Thiên Chúa về tất cả những tội lỗi con cái họ đã phạm”. Chúng ta thấy sợ, trước một trách nhiệm quá nặng. Chúng ta viện dẫn: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Không lẽ ông Trời tốt lành lại phú tính xấu cho con cái chúng ta? Thế sao người xưa dám nhận xét : “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Cái xấu đến từ đâu? Từ nhiếu góc độ : ảnh hưởng xã hội chưa tốt, bạn bè xấu, gương mù nhiều, ngay cả gương mù của cha mẹ…Nhưng giáo dục là để ngăn ngừa, đề phòng, uốn nắn… Cho nên, Lời Chúa phán: “Người nào biết giáo dục con cái đúng đắn, sẽ được thoả chí toại lòng… Khi còn sống, họ nhìn thấy con mà lấy làm vui sướng. Đến giờ chết, họ sẽ không phải buồn phiền. Trước kẻ thù, họ không phải hổ ngươi, vì đã để lại cho đời một người con biết bênh vực điều ngay lẽ phải”(Gv 30, 2-6).III. Giáo dục con là lo việc rỗi linh hồn
Không phải giáo dục con là lo cứu rỗi con mà thôi, nhưng nhờ con cái và qua việc giáo dục con cái sống nhân đức, cha mẹ còn cứu rỗi được linh hồn mình. Thánh Phaolo viết: “Người đàn bà sẽ được cứu độ nhờ công đức sinh thành đối với con cái” (1Tm 2,15).Chỉ biết tích luỹ tiền của, nâng cao danh giá địa vị cho gia đình, tìm sống đời nhàn du lạc thú, nhưng lại không hề quan tâm đến đời sống luân lý của con cái, cha mẹ không thoát được cái chết thảm sầu. Thánh Phaolô bảo: “Người nào không biết chăm sóc cho người thân, nhất là những người sống chung một nhà, thì như người ấy đã chối bỏ đức tin. Hắn còn tệ hơn kẻ vô đạo” (1 Tm 5,8).IV. Hệ quả của giáo dục
Cha mẹ ý thức và chu toàn bổn phận giáo dục con cái, thì xã hội chúng ta sẽ bớt đi những tội ác. Ngày nay, chúng ta hay than phiền: Thế hệ trẻ bây giờ, nhất là thanh thiếu niên, hư đốn hơn ngày xưa. Nhưng cha mẹ thời bây giờ sở hữu nhiều phương tiện và kiến thức khoa học hơn cha mẹ thời phong kiến ngày xưa chứ. Họ được trang bị nhiều về tâm lý, y học, vệ sinh, thực dụng hơn, thông minh hơn, sao lại thua sự giáo dục của cha ông ngày trước vốn bị coi là kém cỏi, ít học hơn? Hay bây giờ người ta trọng tự do quá mà bỏ rơi kỷ luật, kỷ cương? Hay bây giờ người ta trọng đồng tiền quá mà lãng quên lễ, nghĩa, tín, trung… Cha mẹ là rường cột nghĩ sao?
Thánh Gioan Kim khẩu trả lời: “Do việc giáo dục tồi tệ của cha mẹ mà con cái lao đầu vào những tội ác tàn khốc nhất”. Chính cha mẹ như xui khiến, như đích thân họ trao con cái vào tay lý hình.Ở làng kia, có gia đình cả cha lẫn con đều làm nhiều điều gian ác, gây thiệt hại phẫn uất cho nhiều người. Quan quân tầm nã, tóm được cả lũ tống vào tù. Trong ngày phán xét, quan toà ra lệnh trừng phạt người cha nặng nề hơn tất cả con cái của ông. Lý do: con hư vì cha làm gương xấu, là cớ vấp phạm cho con cái.Kết :Nhiều cha mẹ vẫn bào chữa: “Tôi chẳng thể làm gì được. Chúng còn nhỏ quá” hoặc “con cái bây giờ không như trước. Thôi lớn lên, chúng sẽ thay đổi, khi có ý thức!”Những lời lẽ ấy quả tình vô trách nhiệm, vì giáo dục là ngăn ngừa và truyền đạt. Ngừa cái xấu và truyền cái tốt. Chờ lớn rồi, mọi tính tình thành nếp, sửa dạy hết sức khó khăn. Tật xấu sẽ theo đuổi đến già. Khi lớn lên, dễ gì đứa nào sẽ hoá thành thánh cái rụp?
Vua Salômon đầy kinh nghiệm khôn ngoan, truyền: “Hãy dạy đứa trẻ đường lối ngay lành nó phải đi, để khi về già, nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22, 6). Tật xấu không dễ gì lìa bỏ, nó ăn vào xương vào cốt. Thánh Gióp nói: “Xương cốt chúng ứ đầy những tật xấu tuổi trẻ và nay chúng phải trở về với thân phận bụi tro” (G 20, 11).Nếu trẻ quen sống hư đốn, gian tà, những thói xấu ấy ăn vào xương tuỷ. Chết đi, chúng sẽ theo xuống mồ, ở đó với hắn cho đến khi nào xương tuỷ hắn hoá thành bụi đất! Vậy “dạy con tử thuở còn thơ; dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Giáo dục con là giáo dục chính mình. Bắt đầu bằng giáo dục mình trước đã.LỄ CƯỚI 22.7.’06Đầu lễ :Sau một thời gian dài học giáo lý dự tòng, cháu Hạnh hôm nay ước ao lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, để trở nên con Chúa và nên người Công giáo trưởng thành. Mọi người mừng cho cháu và vui với niềm vui lớn lao này của cháu. Xin tạ ơn Chúa và chúc cháu từ đây sẽ là người Công giáo tốt lành.Cũng hôm nay Duy Minh và Mỹ Hạnh cử hành Bí tích Hôn phối của mình trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Cầu xin cho hai cháu yêu nhau trung thành, vững bền. Để gia đình được hạnh phúc và đạo đức, mọi người cầu nguyện cho hai cháu có nhiều Ơn Chúa nâng đỡ: làm vợ, làm cha làm mẹ không thể nào coi thường Ơn của Chúa và những cố gắng hướng thiện của cả hai trong từng ngày sống. Xin cám ơn mọi người yêu thương các cháu, đã đến đây dự lễ và cầu nguyện. Xin tri ân Cha sở đã uỷ quyền cho con Rửa tội, Thêm sức và Chứng hôn thay cha. Xin cám ơn Quí Chức, bà con giáo dân trong Giáo xứ và ca đoàn thật nhiều.Giảng lễ:Thánh Phaolo khuyên: “Hỡi những người làm cha, đừng khiêu khích con cái để chúng sinh ra oán hận; nhưng hãy dưỡng dục chúng theo đường lối kỷ luật và sửa dạy của Thiên Chúa” (Ep 6, 4). Do đó, việc giáo dục con cái gồm 2 phần: kỷ luật và sửa phạt.Trong bài giảng này, tôi tạm gác qua phần sửa phạt, chỉ xin nhấn mạnh phần kỷ luật trong việc dạy con để chúng ta cùng suy nghĩ.Giáo dục con theo kỷ luật, nghĩa là huấn luyện con cái theo một đường lối kỷ cương nào đó. Đối với người Công giáo, là huấn luyện con sống theo nền luân lý đạo đức của Chúa Kitô. Nói cách khác, dạy con theo kỷ cương Công giáo là tập cho con sống đức tin Công giáo qua lời răn dạy đạo đức và qua gương sáng sống đạo của chính cha mẹ.I. Dạy con điều gì ?1. Dạy con tin có Chúa và kính sợ Chúa:Người cha người mẹ đạo đức, khôn ngoan phải biết khắc ghi vào lòng con cái những chân lý này: Thiên Chúa có thật và có một Thiên Chúa duy nhất là Tạo Hoá sinh dựng nên vũ trụ và muôn loài. Vì sinh dựng nên muôn loài, nên Thiên Chúa Tạo Hoá ấy là Cha chung mọi loài. Thiên Chúa ấy luôn yêu thương mọi loài, đặc biệt là loài người. Khi con người ngỗ nghịch phạm tội chống lại Thiên Chúa và chống lại nhau, Ngài vẫn sẵn lòng tha thứ, tìm cách xuống trần gian này cứu độ con người sa nga ấy: bằng cách chết đi để đền bù tội loài người và bằng cách sống lại để phục hồi hạnh phúc cho họ.Thiên Chúa ấy thưởng phạt công minh, vì Ngài là Thẩm phán tối cao rất mực công bằng. Ngài là Công lý và nắm quyền sinh sát, làm chủ sự sống sự chết.Thiên Chúa độc nhất nhưng lại có Ba Ngôi vị: việc Tạo Thành trời đất qui cho Ngôi thứ nhất gọi là Cha; việc Cứu thế qui cho Ngôi thứ hai gọi là Con và việc thánh hoá nhân loại qui cho Ngôi thứ ba là Thánh Thần.Cha mẹ hãy bắt chước ông Tôbia trong Thánh Kinh, dạy con biết yêu mến kính sợ Thiên Chúa tối cao, toàn năng, thánh thiện và tốt lành ấy. Dạy con hiếu thảo với Ngài và tránh mất lòng Ngài bằng kiêng kỵ mọi tội lỗi. Tôbia khuyên con mình như sau: “Con đừng sợ vì chúng ta lâm cảnh nghèo túng. Con sẽ nắm trong tay nhiều của cải, khi con kính sợ Thiên Chúa, tránh xa mọi tội lỗi và làm việc lành trước mặt Ngài là Thiên Chúa của con” (Tb 4, 21).Cha mẹ khôn ngoan phải học biết cách dạy con sống đạo đức, hiếu thảo với Thiên Chúa. Từ đó, biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân ái với mọi người. Để con mù dốt những điều ấy, con cái sẽ sống tồi tệ, đồi bại, hư vong… làm phiền não lòng trí cha mẹ. Trái lại, con cái tốt là nguồn an ủi, là chốn nương thân cho cha mẹ (cf. Cn 29, 17). Cha mẹ nào lười biếng, chểnh mảng việc giáo dục đức tin cho con, để con học những thói hư nết xấu vô bổ ở đời sẽ mang tội và phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Bỏ bê không giáo dục con là đẩy con xuống hoả ngục.2. Dạy con sống bổn phận đạo đức hằng ngày:Con cái sẽ không yêu mến Chúa, không sống tốt khi không được học giáo lý, không biết cầu nguyện sớm tối, không thuộc những kinh căn bản hằng ngày, tối thiểu như kinh Tin, Cậy, Mến, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Kinh Cáo mình, Tin Kính, Mười điều răn vv… Không tham dự Phụng vụ Thánh lễ: không biết dâng mình, dâng ngày sống, không biết tạ ơn Chúa làm sao chúng biết ơn Cha ơn Mẹ ơn Thầy và ơn huệ mọi người làm phúc cho đời mình. Không biết tự kiểm lương tâm mỗi ngày, xưng tội thường xuyên làm sao con cái biết ăn năn sám hối nhận tội, thú lỗi và chừa cải, làm sao biết hướng thiện và lánh xa điều ác. Những người ương ngạnh và cố chấp ở đời đều là sản phẩm của sự thiếu giáo dục hoặc giáo dục không đến nơi đến chốn, không nhận ra sai lầm để cải thiện.3. Dạy con biết chuộng lẽ phải, chuộng sự công bằng, chuộng sự khôn ngoan thành thật
Sách Huấn ca bảo phụ huynh cần “uốn nắn con ngay từ lúc chúng còn thơ bé” (Hc 7, 23). Giáo dục đức tin luôn đi kèm với giáo dục nhân bản, nghĩa là dạy con sống lịch sự, sống làm người cho xứng với nhân phẩm chức phận một con người.Để được vậy, truyền thụ cho con biết sống tự trọng trước hết. Trọng mình thì mới biết trọng người. Mà trọng mình là sống thành thực, không gian dối lừa đảo, mánh khoé. Tiếp theo dạy con chuộng sự thật, lẽ phải, công bằng ở đời. Không quanh co tự bảo vệ mình bằng cách chối bỏ điều đúng, điều phải để a dua a tòng với kẻ xấu hay thoả hiệp với những điều sai trái, bất công, làm hại cho kẻ khác. Nghĩ tới quyền lợi mình thì cũng phải nghĩ tới quyền lợi kẻ khác. Sống vị tha thay vì ích kỷ, vị kỷ. Chỉ bo bo nghĩ tới mình, gia đình mình, họ hàng mình. Bao che, dung túng sự xấu sự ác là huỷ hoại lương tâm, huỷ hoại đời mình từ từ…Đừng dạy con những điều nghịch đạo lý như: “Ráng kiếm tiền đi con. Có tiền rồi thì làm gì cũng được”. Hoặc biết con làm điều sai trái, bậy bạ, hại cho người… cha mẹ còn bao che bằng những lời biện hộ khéo : “Oi Chúa giàu lòng thương xót, không chấp nhất tội. Chúa sẽ dung thứ cả mà. Có lỡ phạm cũng chẳng sao. Ăn thua gì. Thiên hạ đầy những người còn ma mãnh hơn mày!”. Hạng cha mẹ này hãy nghe lời Nữ hoàng Blanche, là Mẫu hậu của Vua Thánh Louis Nước Pháp, đã khuyên con như sau: “Con ơi, mẹ thà thấy con chết ngay trong vòng tay mẹ, còn hơn thấy con sống trong tội”.LỄ CƯỚIGƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHA MẸI. Gương sáng đạo đức của cha mẹ.Làm sao con cái sống đời lành mạnh được, nếu cha mẹ lại làm gương xấu cho con. Lời Chúa thật chí lý : “Con cái sẽ phàn nàn người cha vô đạo, chỉ vì ông mà chúng bị trách móc” (Cn 41,10).1. Cha mẹ đừng giả hình.Bố chửi tục, mà lại cấm con không được nói tục. Bố mẹ không đi Lễ, mà lại thúc con đi Lễ. Không trách gì đứa nhỏ chỉ mong chóng lớn bằng bố để khỏi đi Lễ. Cha mẹ ăn nói lỗ mãng, dối trá lợi dụng, cả ngày chè chén say sưa hay lê la sòng bài làm sao đào tạo nên người con đạo đức? Bố chơi bời đàng điếm, sao yêu cầu con nên thánh? Con cái không muốn đi xưng tội, vì có bao giờ thấy bố mẹ đến toà cáo giải. Cha mẹ quát tháo chửi bới nhau thường xuyên mà khuyên con cái phải hoà thuận với nhau sao nổi. Bởi thế, cha mẹ cần cởi bỏ mặt nạ giả hình của mình, sống tốt trước khi dạy con, để mở miệng khuyên răn không hổ thẹn với lương tâm.Thánh Tôma Tiến sĩ: “Cha mẹ vô tâm thường làm gương xấu cho con cái. Họ chính là kẻ khích lệ và thúc bách con cái họ sống đời đồi bại”. Thánh Bênađô Giáo phụ xác định: “Những người cha ấy không phải là cha, nhưng là những kẻ sát nhân. Họ không chỉ giết chết thân xác con cái họ mà còn cả linh hồn chúng”.Giống cua, giống còng bò ngang bò ngược mà dạy con phải bò cho ngay ngắn. Các con đồng thanh: “Bố ơi, bố làm ơn bò cho chúng con xem đi”. Còng cha quát: “Chúng bay mở mắt mà xem này…” Thế nhưng càng bò, còng cha càng bò ngang bò ngược. Lũ con phì cười: “Bố ơi là bố, bố có thấy bố bò thế nào không, mà sao bố bảo chúng con ngang ngược?”.Cha mẹ không làm gương sáng, không sống tốt trước sẽ không đủ uy tín, tư cách sửa dạy con.2. Cha mẹ đừng vô tâm đổ lỗi.Cha mẹ vô trách nhiệm, thường đổ lỗi cho Trời: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Con chúng tôi từ khi sinh ra đã có tính xấu rồi. Chúng tôi đâu uốn nắn lại được!”.Lý luận như thế là vô tâm. Nhà giáo dục và hiền triết Seneca quả quyết: “Nếu cho rằng người sinh ra đã có tính xấu thì bạn lầm to! Sự thật không như thế. Tính xấu con người là do ảnh hưởng xấu gây nên”. Đương nhiên không loại trừ cả gương xấu của cha mẹ…Tính xấu con cái không do bẩm sinh, vì “nhân chi sơ tính bản thiện”. Xấu là do ảnh hưởng lây nhiễm từ cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè và cả xã hội. Hãy kiên tâm giáo dục và làm gương sáng. Đừng đổ lỗi cho Trời!3. Theo dõi, kiểm soát con và khuyên con tránh xa bạn bè xấu
Lắng tai nghe lấy những lời sau đây :Chửi tục, đánh nhau;Trèo cao, lội nước;Ra đường phía trước,Nghịch bẩn phía sau,Phải đánh thật đau
Lần sau mới chừa.Dầm mưa dãi nắng :Rắn đầu thì mắng,Lần sau... “chơi” luôn!SẮT SON TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG1. Một lòng một dạ hai người, Lớn lên thơ thẩn không rời bước chân.Gieo mơ, gặt mộng tình thâm
Tay tiên níu lấy bóng hình của nhau.2. Dù cho biển động, sóng dồn;Dù cho nắng gió bồn chồn tâm linh,Sáng lên ngọn nến lung linh
Lời kinh đoan thệ chung tình bên nhau.3. Dù cho sông cạn, núi mòn;Dù cho năm tháng nhạt nhòa trôi mau,Tình ta vẫn đậm trước sau
Vẫn luôn thắm thiết một màu thủy chung.Rượu Cana 05.’06<1> Cf. Lm P. TRẦN MẠNH HÙNG Dcct, Trách nhiệm luân lý trong đời sống hôn nhân & gia đình, Tp. HCM: Nxb Tp. HCM, 1998, tr. 47-51.

Bạn đang xem: Bài giảng hôn phối hay nhất

<2> Cf. JEAN PAUL II, Familiaris consortio, phần hai.<3> Cf. Thánh Anphong MARIA LIGORI, Cẩm nang đức dục, bản dịch của Lm. Michael J. Trường Luân, C.Ss.R, Hà
Nội : Nxb Tôn giáo, 2006, phần đầu và tr. 116-117.<4> ông Bà cố có nhiều con lm Linh Mục và Nữ tu.

Xem thêm: Giải Vbt Toán 5 5 Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1, Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1, Tập 2


Bình đẳng và bền vững, đó là hai yếu tính của hôn nhân nói chung, nhất là đối với hôn nhân Công giáo. Bởi lẽ, Bí tích hôn nhân là mối giây ràng buộc thiêng liêng gắn bó hai người, một nam và một nữ, đến nỗi họ trở nên một xác thịt.


*
Khi nhận định về tình trạng hôn nhân và gia đình hôm nay, hầu hết những nhà nghiên cứu và những người có trách nhiệm đều có một cái nhìn tiêu cực. Quả vậy, trong cơn bão hưởng thụ và với quan niệm mang danh «tự do» gia đình truyền thống Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ: ly dị, phá thai, đồng tính, sống chung không đám cưới. Có những người được mệnh danh là «người của công chúng» mà kết hôn đến 5 lần. Điều đáng lo ngại là những người này lại lập luận đó là chuyện bình thường. Nguy hiểm hơn nữa, tình trạng thay vợ thay chồng như thay áo lại được quần chúng xã hội chấp nhận dễ dàng!Khi nói đến những khó khăn trong đời sống hôn nhân, nhiều bạn trẻ lập luận: thời ông bà chúng ta ngày xưa rất dễ dàng, bởi các cụ không mấy khi ra khỏi làng, những nhu cầu vật chất của các cụ không nhiều, lại không có những hình thức giải trí và giao lưu như ngày nay, nên các cụ có thể sống với nhau trọn đời. Đối với những người này, đời sống vợ chồng sống chung thuỷ đã trở thành câu chuyện cổ tích. Lối lập luận này chỉ là một nguỵ biện. Bởi lẽ thời nào cũng thế, đời sống hôn nhân luôn đầy những sóng gió bão táp. Thời ngày xưa thì bão táp mang khuôn mặt của thời xưa. Bí quyết để chung thuỷ trong hôn nhân luôn là sự khiêm nhường, bao dung, thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.Trong Tin Mừng hôm nay, những người Biệt phái muốn gài bẫy Chúa Giêsu. Họ muốn đưa Ngài vào một «thế khó» khi đưa ra vấn nạn về ly dị. Điều này cho thấy thời nào cũng có những tranh chấp bất đồng trong đời sống hôn nhân. Không chỉ những người Biệt phái đặt ra vấn nạn này, mà cả những môn đệ cũng làm như vậy. Như thế, xem ra các ông không hiểu lời giải thích của Chúa với những người Biệt phái, cho nên các ông mới hỏi Người khi về đến nhà. Với các môn đệ, Chúa nói một cách ngắn gọn nhưng dứt khoát: «Ai rẫy vợ mà cưới vợ người khác là phạm tội ngoại tính đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình».Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, không có sự phân biệt về trách nhiệm giữa người nam và người nữ. Nền tảng để nhận xét trách nhiệm luân lý của một hành vi không phân biệt người đó là vợ hay là chồng, nhưng tất cả đều như nhau.Từ một vài thập niên trở lại đây, có những tổ chức, phong trào đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ. Vấn đề này đã được nêu từ thời Cựu ước. Bài đọc I trích sách Sáng thế, là cuốn sách đầu tiên của Bộ Kinh Thánh, đã nói lên điều này. Sự bình đẳng nam nữ trước hết là trong công trình sáng tạo. Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ. Tác giả trình bày việc Thiên Chúa lấy chiếc xương sườn của ông Ađam – người đàn ông đầu tiên – để tạo nên bà Evà. Cách diễn tả này muốn khẳng định sự bình đẳng giữa cặp vợ chồng đầu tiên này. «Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!». Câu cảm thán của Ađam như một tiếng kêu vui mừng hân hoan vì từ nay có người trợ tá, đồng thời cũng nói lên sự bình đẳng ngang hàng.Bình đẳng và bền vững, đó là hai yếu tính của hôn nhân nói chung, nhất là đối với hôn nhân Công giáo. Bởi lẽ, Bí tích hôn nhân là mối giây ràng buộc thiêng liêng gắn bó hai người, một nam và một nữ, đến nỗi họ trở nên một xác thịt. Đây là ý định của Thiên Chúa từ khởi đầu của lịch sử. Đức Giêsu nhắc lại giáo huấn này, đồng thời khẳng định, nếu ông Môisen có cấp giấy ly dị cho một số trường hợp là vì sự yếu đuối và cứng lòng của con người.Là thân phận tạo vật, con người không thể nhân danh tự do để làm bất kỳ những gì mình muốn. Giáo huấn của Kinh Thánh khẳng định với chúng ta: hãy làm những gì Chúa muốn, để được hạnh phúc lâu bền. Thiên Chúa là Đấng thấu hiểu nỗi lòng, cùng với những khó khăn của mỗi chúng ta, Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hay một ngẫu tượng, nhưng là Đấng Tạo thành và là Cha giàu lòng thương xót. Qua mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Thiên Chúa đã trở nên gần gũi đối với con người, để đồng hành, lắng nghe, nâng đỡ và an ủi họ. Chính Đức Giêsu đã sống kiếp phàm nhân, đã thấu hiểu nỗi đau của con người trong cuộc đời nhân thế. Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta những điều răn và những huấn lệnh, nhưng còn cho chúng ta chính Con Một của Ngài, tức là Ngài ban chính mình Ngài cho chúng ta. Tác giả thư Do Thái (Bài đọc II) đã diễn tả điều ấy.«Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly». Trước tình trạng người ta thay vợ thay chồng như thay áo hôm nay, Giáo Hội vẫn rao giảng giáo huấn của Chúa, bởi vì đây là Thiên Luật, tức là luật của Thiên Chúa, bền vững vĩnh cửu. Giáo Hội có bổn phận khẳng định rằng, con người phải phụng sự Thiên Chúa, chứ không được phép bắt Thiên Chúa phải phụng sự mình. Những ai muốn đạt được hạnh phúc đích thực đời này và đời sau, phải tuân giữ những gì Chúa đã truyền dạy. Nếu họ chưa gia nhập Giáo Hội, ít là họ phải sống theo lương tâm, vì lương tâm cũng là lề luật của Thiên Chúa in vào tâm khảm của con người, nhằm giúp con người nên hoàn thiện.Sách Giáo lý của Giáo Hội Công giáo nêu rõ: «Chủ trương sống phóng túng phát xuất từ quan niệm sai lạc về sự tự do của con người. Muốn có tự do đích thực, điều tiên quyết là con người phải được giáo dục về luật luân lý. Phải đòi hỏi những người có trách nhiệm giáo dục dạy cho người trẻ biết tôn trọng sự thật, các phẩm chất của trái tim và phẩm giá luân lý và thiêng liêng của con người» (số 2526). Theo giáo huấn trên đây, một xã hội lành mạnh phải khởi đi từ ý thức của những thành viên trong xã hội đó. Giáo dục nhân bản và giới tính là điều kiện căn bản giúp con người hiểu và sống tự do, nhờ đó họ trưởng thành và cùng cộng tác xây dựng một cuộc sống nhân ái và hoà bình.Qua cuộc sống trần thế, Chúa Giêsu diễn tả mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Đó không phải là mối tương quan nô lệ hay cưỡng ép, nhưng là tự do và sự phó thác, với xác tín rằng Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp cho những ai tin cậy nơi Ngài.Nên giống như trẻ em, đồng thời đón nhận Nước Trời với tâm hồn trẻ thơ, đó là bí quyết để nên hoàn thiện. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã cảm nhận được điều này. Tâm tình trẻ thơ đã làm cho Bà trở thành một đấng thánh và là mẫu mực cho những ai muốn nên giống Chúa Giêsu.Nên giống như trẻ thơ, đó cũng là một điều kiện để trở nên môn đệ Đức Giêsu. Chúng ta nhớ lại, cũng trong Tin Mừng Thánh Máccô (x Mc 9,35-37), trong lúc các môn đệ tranh cãi xem ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu đã đặt một em nhỏ vào giữa các ông, đồng thời Người cho thấy Người đồng hoá với các em nhỏ này. Không những thế, «ai đón tiếp em nhỏ này là đón tiếp Thày, ai đón tiếp Thày là đón tiếp Đấng đã sai Thày». Tinh thần trẻ thơ không phải là sự ngây thơ ấu trĩ, nhưng đó là sự tin tưởng hoàn toàn, sự vâng lời tín thác, sự đơn sơ khó nghèo và lắng nghe chân thành.Gia đình là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội. Gia đình cũng là trường học đầu tiên, nơi con ngư