Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 đã chính thức phát động, chia thành 2 vòng thi. Vòng sơ khảo tổ chức tại các tỉnh, thành phố từ tháng 4 đến tháng 7/2021. Sau đây là thể lệ của cuộc thi:
THỂ LỆCuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, sinh viên đang theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học/học viện và các loại hình giáo dục khác.
Bạn đang xem: Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc 2021
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI
1. Nội dung thi
Thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 có thể chọn 1 trong 3 đề sau:
Đề 1
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?
Đề 2
Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa).
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?
Đề 3
Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc. Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?
2. Hình thức thi: Thí sinh dự thi bằng cách gửi các bài dự thi độc lập.
III. QUY ĐỊNH VỀ BÀI DỰ THI
- Thí sinh có thể trình bày bài bằng một trong hai hình thức: viết hoặc quay clip.
- Ngôn ngữ trình bày: tiếng Việt (riêng với đối tượng học sinh, ở Đề 3, có thể dùng thêm tiếng Anh).
- Bài thi phải chưa từng được công bố, đăng tải dưới bất kì hình thức nào.
- Ban Tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm tham dự để phục vụ mục đích quảng bá Cuộc thi và các hoạt động khuyên đọc.
IV. PHẠM VI, THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI, ĐỊA CHỈ NHẬN BÀI DỰ THI
1. Quy mô tổ chức cuộc thi
- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 được tổ chức đối với cá nhân tại mục I của Thể lệ này trên phạm vi toàn quốc.
2. Thời gian, địa chỉ nhận bài dự thi
2.1. Thời gian
2.2. Địa chỉ nhận bài
- Thí sinh gửi bài dự thi trực tiếp tại trường tiểu học Nguyễn Trung Trực
- Thí sinh nộp bài dự thi kèm theo thông tin đầy đủ theo phụ lục tại Thể lệ Cuộc thi.
V. GIẢI THƯỞ
NG CUỘC THI
1. Giải cá nhân
Trao giải theo các hạng mục sau:
- Chia sẻ cảm tưởng hay nhất;
- Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất;
- Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất;
- Câu chuyện sáng tác khuyến đọc song ngữ hay nhất;
- Bài thơ khuyến đọc hay nhất;
- Câu chuyện viết tiếp hay nhất;
- Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất;
- Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất (dành cho từng lứa tuổi: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên).
Mỗi nội dung trao 5 giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích.
1.2. Giải tập thể
- Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 trường
- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 trường
* Lưu ý: Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị có thể thay đổi và sắp xếp cơ cấu giải cho phù hợp.
2. Giải tập thể
- Trường THPT có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 trường
- Trường THCS có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 trường
- Trường TH có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 trường
- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 trường
- Trường tham gia dự thi xa nhất: 01 trường
VI. HÌNH THỨC KHEN THƯỞ
NG
Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tặng Giấy chứng nhận và giải thưởng cuộc thi cho các cá nhân và tập thể đạt giải.
Những bài thi xuất sắc nhất có thể được Ban Tổ chức tuyển chọn và in thành sách./.
(ĐCSVN) - Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 đã tiến hành trao 3 giải Đại sứ, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, hơn 200 giải Khuyến khích và các giải tập thể, giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất.Ngày 10/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được phát động từ tháng 2 năm 2021. Đây là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, một yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.
Cuộc thi được tổ chức theo hai vòng: vòng sơ khảo tại Bộ Công an, Hội Người mù Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các địa phương và trường đại học/học viện; vòng chung kết được tổ chức tại Hà Nội.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Trao Kỷ niệm chương và giấy chứng nhận Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 cho các thí sinh. (Ảnh: Bộ VHTTDL) |
Một số đơn vị có số lượng bài dự thi đông, như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) ...và Bộ Công an, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, số lượng thí sinh khiếm thị dự thi tăng so với cuộc thi các năm trước.
Đánh giá về cuộc thi năm nay, ông Phạm Quốc Hùng cho rằng, cuộc thi đã phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của các em học sinh, sinh viên. Các bài dự thi đã có sự nâng cao về chất lượng, nhiều bài dự thi bằng hình thức song ngữ Anh - Việt rất hay và ấn tượng. Nhiều câu chuyện cảm động, cuốn sách hay đã được chia sẻ, nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và giá trị nghệ thuật đã được các thí sinh chuyển đến bạn bè và cộng đồng.
Nhiều câu chuyện, bài thơ khuyến đọc đã được sáng tác khẳng định vai trò, tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của sách báo và văn hóa đọc đối với gia đình, trường học, khu dân cư, cộng đồng và xã hội. Nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể, có tính khả thi đã được xây dựng, trong đó có kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng thích ứng với đại dịch COVID-19 như xây dựng kênh để giới thiệu, chia sẻ sách hay,...
Đặc biệt, một số bài dự thi cho thấy cuộc thi đã thực sự trở thành một sân chơi, một diễn đàn để các em học sinh, sinh viên chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. Nhiều em xây dựng được các kế hoạch, giải pháp, biện pháp khuyến đọc cụ thể, phù hợp với từng độ tuổi và có ý nghĩa thực tế cao. Nhiều bài dự thi có thể được biên tập để in thành sách.
"Qua các bài dự thi có thể nhận thấy văn hóa đọc đã tác động rất lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số em học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những "đại sứ" văn hóa đọc đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội" - ông Phạm Quốc Hùng nói.
Tổng kết cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao 3 danh hiệu "Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu" cho các thí sinh có tác phẩm dự thi xuất sắc gồm: Đỗ Vy Lam (lớp 6D Trường Trung học Cơ sở Điện Biên, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa); Bạch Hải Hạnh ( lớp 11N, Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Nguyễn Minh Phương, (lớp K63KHCTT, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Xem thêm: Victory At Dien Bien Phu Victory Historical Relic, Chiến Dịch Điện Biên Phủ
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng trao các giải tập thể, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, hơn 200 giải Khuyến khích và giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất. Ngoài ra, một số Nhà xuất bản và Công ty sách có quà tặng cho các cá nhân và tập thể đạt giải.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên nhiều thí sinh không thể tham dự lễ trao giải./.