Hướng dẫn soạn Soạn Địa 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.

Bạn đang xem: Giải bài tập 2 trang 184 địa lý 12


Với bộ tài liệu giải Địa lớp 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 12 Bài 40 trang 183, 184

Bài 1 trang 183 SGK Địa Lí 12: 

Dựa vào bảng số liệu 40.1 (SGK) và các tài liệu sưu tầm được, viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải:

- Tiềm năng dầu khí của vùng.

- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.

- Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam

- Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.

- Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.

- Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.

- Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.

* Thông tin vê sử dụng dầu khí:

- Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.

- Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.

Bài 2 trang 184 SGK Địa Lí 12: 

Dựa vào bảng số liệu 40.2 (SGK) hãy vẽ biểu đồ và nhận xét.

Lời giải:

Vẽ biểu đồ:

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995, 2005.

Nhận xét

– Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch: cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo la khu vực Nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước.

– So với năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2005 tăng gấp 3,95 lần (từ 50.508 tỉ đồng năm 1995 lên 199.622 tỉ đồng năm 2005).

+ Khu vực Nhà nước tăng gấp 2,45 lần (từ 19.607 tỉ đồng năm 1995 lên 48.58 tỉ đồng năm 2005), thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng gấp 4,7 lần (từ 9.942 tỉ đồng năm 1995 lên 46.738 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần).

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất gấp 5,0 lần (từ 20.959 tỉ đồng năm 1995 lên 104.826 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 40​​​​​​​

1. Bài tập 1.

Công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ

- Tiềm năng dầu khí của vùng :

Vùng có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên với trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao. Hai bể dầu lớn nhất cả nước là Cửu Long và Nam Côn Sơn đều thuộc vùng biển của Đông Nam Bộ

- Hiện trạng phát triển :

+ Đông Nam Bộ phát triển hoạt động khai thác và dịch vụ dầu khí, hiện nay công nghiệp lọc, hóa dầu đã được đầu tư phát triển góp phần náng cao giá trị sản phẩm dầu khí, đem lại nguồn thu lớn.

+ Dầu mỏ được khai thác từ năm 1986 với quy mô ngày càng lớn. Năm 2005 sản lượng dầu mỏ khai thác đạt 18,5 triệu tấn. Các mỏ dầu lớn gồm Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Bạch Hổ và các mỏ khí lớn như Lan Tây, Lan Đỏ.

- Tác động : Việc phát triển công nghiệp dầu khí của vùng đã mang lại hiệu quả lớn về kin tế và xã hội :

+ Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí Phú Mỹ I, II, III và sản xuất phân đạm.

+ Dầu thô trước mắt là hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho phát triển kinh tế.

+ Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí trong tương lai sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ và nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế đất nước.

2. Bài tập 2

Bảng xử lí số liệu : (%)


Giá trị sản xuất công nghiệp Năm 1995 Năm 2005
Tổng số 100 100
Nhà nước 38.8 24.1
Ngoài nhà nước 19.7 23.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41.5 52.5

Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phân kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm.

- Nhận xét : Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực :

+ Khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm từ 38,8% (1995) xuống 24,1% (2005).

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng khá nhanh từ 19,7% (1995) lên 23,4% (2005).

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 41,5 % (1995) lên 52,5% (2005).

→ Xu hướng thay đổi phù hợp với chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế nước ta hiện nay.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ bài Giải SGK Địa lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Ở bài 39, chúng ta đã được tìm hiểu về sự phát triển của công nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về vùng đất này thông qua bài thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ địa lí 12.


*

Bài tập 1:

Bảng 40.1: Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm:

Năm

Sản lượng (nghìn tấn)

1986

40

1988

688

1990

2700

1992

5500

1995

7700

1998

12500

2000

16291

2002

16863

2005

18519

Tiềm năng dầu khí của vùng:

Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500.000 km2, trải rộng khắp vùng biển bao gồm các bể trầm tích: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.

Xem thêm: Cảm thụ văn học lớp 4 mới nhất, 40 đề cảm thụ văn học tiểu học lớp 4, 5

Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:

*

Gắn liền với lịch sử khai thác dầu khí của cả nước ,sản lượng dầu khí hàng năm tăng nhanh do được chú trọng đầu tư vốn, kĩ thuật khai thác và tiếp tục thăm dò phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương ,Bạch Ngọc…

Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB:

Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu) …Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình.Ngoài ra vùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).Sự phát triển dầu khí gắn liền với hệ thống đường ống dẫn dầu, khí -Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển).

Bài tập 2:

Bảng 40.2: Gía trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)

Giá trị sản xuất công nghiệp

1995

2005

Tổng số

50508

199622

Nhà nước

19607

48058

Ngoài nhà nước

9942

46738

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

20959

104826

Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm:

Xử lí bảng số liệu sang đơn vị %:

Giá trị sản xuất công nghiệp

1995

2005

Tổng số

100

100

Nhà nước

38,8

24,1

Ngoài nhà nước

19,7

23,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

41,5

52,5

*

Nhận xét:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng về tỉ trọng ( năm 1995 là 41,55 năm 2005 là 52,5%). Đây là khu vực sản xuất công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ vì Đông Nam Bộ chiếm trên 67,5% số vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.Khu vực công nghiệp nhà nước có tỉ trọng thấp và tỉ trọng có xu hướng giảm từ 38,8% năm 1995 và còn 24,1% năm 2005.Tỉ tọng của khu vực ngoài nhà nước đứng vị trí thứ 2 sau khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng có xu hướng tăng (từ 19,7% năm 1995 tăng lên 23,4% năm 2005).