Tổ chức môi trường khám phá khoa học cho trẻ mầm non/ Trần Nguyễn Nguyên Hân// Thông tin khoa học giáo dục nhà trường và thực tiễn giáo dục.- Số 12, 2015.- Tr. 19 – 22.
Bạn đang xem: Góc khám phá khoa học cho trẻ mầm non
Th
S. Trần Nguyễn Nguyên Hân
Khoa Giáo dục Mầm non – CĐSPTW TP.HCM
Hoạt động khám phá khoa học cho trẻ được tổ chức theo chủ đề, nội dung của hoạt động xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tối đa trong hoạt động khám phá khoa học, giáo viên cần xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, đặc biệt môi trường ở góc Thiên nhiên (hay góc Khám phá). Một môi trường hiệu quả cho trẻ khám phá khoa học không chỉ giúp trẻ củng cố kiến thức mà còn phải giúp trẻ phát triển năng lực khám phá và thái độ đối với hoạt động khám phá khoa học. Để giúp giáo viên mầm non xây dựng tốt môi trường khám phá khoa học cho trẻ, bài viết trình bày nội dung cốt yếu về môi trường khám phá khoa học trong lớp và ngoài lớp cho trẻ mầm non tại trường mầm non Hàn Quốc hiện nay.
1.Môi trường trong lớp
Tùy theo diện tích lớp học và số lượng trẻ, giáo viên bố trí góc Khoa học cho phù hợp. Môi trường của hoạt động khám phá khoa học nên được tổ chức một cách linh hoạt. Ở tình huống hoạt động theo nhóm nhỏ, giáo viên nên bố trí bàn thấp cho khoảng 4 – 5 trẻ có thể ngồi xung quanh. Ngược lại, ở tình huống số trẻ tham gia nhiều hơn, giáo viên có thể tích hợp với góc hoạt động khác hay sử dụng một nơi có diện tích rộng hơn. Bàn quá rộng có thể cản trở hoạt động khám phá khoa học của trẻ, vì thế, giáo viên cần chọn bàn phù hợp để trẻ có thể thoải mái hoạt động mà vẫn tương tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm.
Nếu trong lớp có nuôi động, thực vật, giáo viên nên sắp xếp ở vị trí gần cửa sổ để có thể lấy ánh sáng trực tiếp, sử dụng rèm hay màn cửa để có thể điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.
Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị các loại sách liên quan đến chủ đề khám phá khoa học để cung cấp thông tin, kinh nghiệm cho trẻ. Các phương tiện, công cụ cho hoạt động đo lường, hoạt động thí nghiệm cũng rất cần thiết. Giáo viên nên bố trí phương tiện, vật liệu ở vị trí mà trẻ có thể lấy và sử dụng dễ dàng. Để trẻ có thể thể hiện kinh nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, giáo viên chuẩn bị các phiếu ghi chép để trẻ mô tả quá trình quan sát, thí nghiệm bằng tranh vẽ, kí hiệu hay chữ viết. Sau hoạt động, các phiếu ghi chép của trẻ được giáo viên thu thập lại và dán ở bảng để trẻ hay phụ huynh có thể nhìn thấy dễ dàng.
2.Môi trường ngoài lớp
Để tổ chức hoạt động khám phá khoa học ở ngoài lớp, giáo viên có thể bố trí vườn hoa, vườn cây kiểng, chuồng nuôi động vật để trẻ có cơ hội quan sát sự biến đổi của tự nhiên hay quá trình sinh trưởng của động thực vật theo mùa và khí hậu, quan sát và so sánh hình dáng của lá cây, vỏ cây, so sánh và phân loại màu sắc, hình dáng, kích thước của các loại quả. Ngoài ra, các đồ chơi, dụng cụ ngoài trời giúp trẻ có kiến thức khoa học phong phú. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động khám phá khoa học phong phú thông qua việc sử dụng cát, nước như chơi câu cá, chơi vật nổi, vật chìm, chơi đo mực nước, làm đồng hồ cát…
3.Công cụ và phương tiện vật liệu
Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học, trẻ cần được trang bị phương tiện vật liệu cần thiết để có thể thực hiện quá trình quan sát, khám phá tìm hiểu, thí nghiệm. Trẻ có thể sử dụng đa dạng tất cả các phương tiện, dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày khi tiến hành hoạt động khám phá khoa học. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ biết phương pháp sử dụng và các yếu tố nguy hiểm để trẻ phòng tránh.
Theo An Hyon Jong (2011), công cụ và phương tiện vật liệu cần thiết cho hoạt động khám phá khoa học bao gồm:
Phân loại | Công cụ và phương tiện vật liệu |
Dụng cụ thông thường | Kính hiển vi, kẹp gắp, bình, ly nhựa, đèn pin, pin, gương, nam châm, la bàn, quả lắc, vải vụn… |
Dụng cụ đo lường | Công cụ đo chiều dài: chỉ, kẹp, dây, các loại thước… Công cụ đo cân nặng: các loại cân (cân đồng hồ, cân điện tử…) Công cụ đo thể tích: bình, chén, đồ dùng nhà bếp. Công cụ đo thời gian: đồng hồ, đồng hồ cát, thiết bị hẹn giờ… Công cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế |
Dụng cụ nghề mộc | Bàn để chơi trò chơi thợ mộc, búa, đinh, khối gỗ, kính bảo hộ, găng tay, ốc vít,… |
Dụng cụ đặc thù | Kính hiển vi, kính lúp, ống nhòm, máy thu âm, tai nghe… |
Pương tiện vật liệu thông thường | Giấy, bút chì, sách, bút chì màu, báo, kẹp, vật nổi – vật chìm, vật hút – vật không hút, dây lò xo, dây thun, tăm, xơ mướp, bông gòn, ống hút, băng keo, mút xốp, bông, chỉ, bong bóng, dập ghim, đồ dùng nấu bếp… |
Phương tiện vật liệu khác | Sách tranh, ấn phẩm về động vật, thực vật, côn trùng,… |
Tóm lại, để tổ chức hoạt động khám phá khoa học có hiệu quả, việc xây dựng môi trường cơ sở vật chất là rất cần thiết. Công cụ và phương tiện vật liệu cho trẻ khám phá khoa học rất phong phú. Giáo viên có thể sử dụng công cụ và phương tiện vật liệu trong sinh hoạt hàng ngày để tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, khám phá, thử nghiệm. Ngoài ra, việc bố trí, xếp đặt môi trường góc khám phá trong lớp và ngoài trời cần phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện trường lớp, khả năng của giáo viên và trình độ của trẻ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
An Hyon Young (2011). Xây dựng góc khoa học gây hứng thú cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển năng lực khám phá và thái độ liên quan đến khoa học của trẻ. Luận văn Thạc sĩ trường ĐH nữ Lee Hoa.Lee Min Young (2012). Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non – Trọng tâm hoạt động thí nghiệm, Nxb Knowledge Community.Là những ông bố bà mẹ thông thái, hãy tìm hiểu những cách dạy trẻ thông qua các thí nghiệm vui vẻ để giúp con hiểu hơn về thế giới xung quanh. Bài viết sau của baigiangdienbien.edu.vn sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi dễ thực hiện và siêu thú vị.
Thỏa mãn tò mò
Chúng ta biết rằng trẻ ở độ tuổi thứ 5 luôn có tính tò mò, ham khám phá những điều mới lạ. Chẳng hạn như khi nhìn thấy cầu vồng, trẻ sẽ thắc mắc vì sao nó lại có thể xuất hiện, đó có phải là một cái cầu thật không?... Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, tính ham hiểu biết, mong muốn biết về thế giới xung quanh là do sự tự điều chỉnh cân bằng.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi quá trình tư duy và suy nghĩ có nhiều thay đổi từ cảm giác, vận động đến tư duy tiền thao tác, tư duy tượng trưng. Thông qua đó các con có thể hiểu biết và giải thích được những sự vật xung quanh. Chính vì vậy, để cho bé tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp thỏa mãn tính tò mò, những khúc mắc chưa có câu trả lời trong đầu bé.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Phát triển tư duy và năng lực
Hoạt động khám phá khoa học đã trở thành một quá trình quan trọng để bé có thể tích cứ thăm dò, khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Đó là cả một quá trình quan sát, phân loại, thử nghiệm, dự đoán… Đây là chiến lược quan trọng để giúp phát huy năng lực, tư duy của trẻ 5 tuổi.
Khoa học cho bé 5 tuổi không chỉ giúp bổ trợ thêm nhiều kiến thức mới mà còn giúp con trực tiếp trải nghiệm, khám phá những gì bé quan tâm. Chính vì thế, những thí nghiệm khoa học cho bé sẽ giúp con phát triển năng lực trên nhiều khía cạnh.
Trẻ 5 tuổi nên biết những gì về khoa học?
Khoa học là sự bao quát rộng lớn của thế giới tự nhiên, có hàng triệu triệu điều mà ngay đến cả những người lớn cũng không thể biết hết. Vậy nên, đối với bé 5 tuổi, cha mẹ cần quan sát, hướng dẫn bé học những khái niệm khoa học để cho bé tạo nên mối liên hệ với môi trường xung quanh.
Sự liên kết
Khoa học cho bé 5 tuổi được xây dựng đơn giản từ sự liên kết thông qua những ý tưởng liên quan. Trong quá trình các con học lắp ghép, mô hình để thiết kế các khối, tòa nhà. Tính chất thử nghiệm và sai, đúng cho các bé biết về những quan hệ, nguyên nhân để cho các khối có sự cân bằng hoặc khối sẽ đổ xuống.
Phân biệt vật sống, không sống
Khoa học cho bé 5 tuổi cần thiết và quan trọng chính là dạy cho các con biết về vật sống và vật không sống. Đây là một trong những kiến thức cơ bản mà các con cần có để có tư duy về thế giới xung quanh. Những quan sát về sinh vật có con, có thể chuyển động, phát triển sẽ được trẻ tiếp thu và cảm nhận ở giai đoạn phát triển này.
Hiểu về môi trường
Ba mẹ nên dạy cho các bé hiểu về môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chẳng hạn như “khi trời mưa, tôi cần áo mưa”; tránh xa những mối rủi ro như lửa, vật nóng, động vật nguy hiểm… Bên cạnh đó, những khái niệm về khoa học cũng sẽ được đơn giản hết mức để giải thích cho trẻ.
Ba mẹ cần lưu ý, nếu như ngôn ngữ giải thích không chính xác sẽ khiến chúng hiểu lầm, từ đó các khái niệm sẽ phát triển từ những lỗi đó. Ví dụ bạn có thể giải thích về hiện tượng mặt trời đã lặn thông qua “trái đất đã quay lưng với mặt trời”.
Kích thích trí tưởng tượng
Trẻ đang ở độ tuổi quan sát, suy nghĩ về thế giới xung quanh. Thực chất, những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi không cần quá giới hạn và ép buộc trong một khung nhất định. Hãy giải thích giúp các con bất kỳ điều gì mà chúng quan tâm, thắc mắc để kích hoạt trí tưởng tượng của con.
Có thể, bé chưa thể học được hết những ngôn ngữ để giải thích những suy nghĩ của mình. Nhưng những gì bé tưởng tượng, hình dung trong đầu được xem là cuốn “từ điển” để bé có thể giải thích cho bạn bè bằng ngôn ngữ riêng của mình.
baigiangdienbien.edu.vn Apps - Giải pháp giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ
Tổng hợp 10 loại đồ chơi thông minh cho bé 5 tuổi được ưa chuộng nhất
Top 15+ trò chơi Trí Tuệ cho bé 5 tuổi giúp con phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn
Thế giới tự nhiên
Thế giới của chúng ta vô cùng rộng lớn, những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi phù hợp là những điều gần gũi với cuộc sống. Hãy cho các con biết về thế giới và các yếu tố trong môi trường tự nhiên như cây cối, đất đá và giải thích cho chúng sự khác biệt đối với những vật nhân tạo.
Bên cạnh đó, có thể dạy cho các con hiểu về một số hiện tượng cơ bản trong tự nhiên như cầu vồng, mưa, ánh sáng, mặt trăng… Tuy nhiên, không cần giải thích quá chi tiết và đi sâu vào những thuật ngữ khó hiểu. Hãy giải thích một cách dễ hiểu và không đặt nặng vấn đề lý thuyết. Bạn cũng không nên bác bỏ những lý thuyết như chú Cuội, Hằng Nga… bởi đây là một phần tuổi thơ của các con.
Giải quyết vấn đề
Một trong những kiến thức về khoa học cho bé 5 tuổi chính là cách giải quyết vấn đề. Tuy nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng thực chất là giúp trẻ có thể tự giải quyết những khúc mắc đơn giản của mình. Trẻ ở độ tuổi này chủ yếu dựa vào những gì chúng nhìn thấy trước mắt và chưa có khả năng tư duy trừu tượng.
Chúng cần nhiều kinh nghiệm hơn để rút ra được kiến thức trước khi tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Chẳng hạn như nếu bé không muốn cục đá của mình tan chảy nhanh, cần phải di chuyển nó ra khỏi ánh mặt trời, bởi trước đấy con đã thấy nó tan chảy dưới ánh nắng.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Kiến thức về chu kỳ
Kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi không thể thiếu chính là sự thay đổi của một sự vật xảy ra thường xuyên theo chu kỳ. Chẳng hạn như vòng đời của một cái cây, sự thay đổi đó là khuôn mẫu đối với chúng. Trẻ em thông qua đó có thể xác định được vai trò của bản thân trong chu kỳ đó. Chẳng hạn như bé gieo hạt và chăm sóc để giúp cây lớn hơn, bé đã 5 tuổi và sẽ lớn hơn để bước vào độ tuổi tiểu học.
Trẻ em đang tỉ mỉ quan sát mọi thứ xung quanh và học cách “chụp”, “lưu” và “ghi chép” lại qua trí nhớ. Bổ sung những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi sẽ là cách hỗ trợ tốt nhất cho bé. Với những trải nghiệm đa dạng và cùng ba mẹ khám phá thế giới sẽ giúp bé có nền tảng kiến thức sâu rộng về thế giới đang sống.
8+ thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi ba mẹ có thể cùng con làm tại nhà
Thay vì những khái niệm khoa học khô khan, ba mẹ hãy bắt tay ngay vào làm những thí nghiệm để giúp bé hứng thú và yêu thích khoa học. Một số thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi thú vị, đơn giản ngay tại nhà như sau
Thí nghiệm 1: Phân biệt trứng sống, trứng chín
Để giúp bé phân biệt được những quả trứng chín, trứng sống ba mẹ có thể thực hiện theo các bước:
Chuẩn bị: Một quả trứng sống, một quả trứng chín đã để nguội và bút màu.
Cách thực hiện:
Dùng bút màu đánh số 1 và 2 trên 2 quả trứng, về cơ bản hai quả trứng có hình dáng, màu sắc và kích cỡ tương tự nhau.
Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để cho chúng quay tại chỗ, quan sát sự khác biệt khi bạn chạm tay vào.
Dựng từng đầu nhọn của trứng lên và dùng tay quay để giúp nó chuyển động như con quay. Bạn và con sẽ thấy một quả trứng (giả dụ là số 1) quay rất nhanh, còn một quả quay (số 2) khó khăn và gần như đổ xuống ngay lập tức.
Từ thí nghiệm đơn giản trên có thể kết luận được số 1 là trứng chín còn số 2 là trứng sống, hãy đập vỡ từng quả để kiếm chứng.
Nguyên nhân: Là do trứng chính là vật thể rắn, đặc, trọng tâm giữ nguyên, khi chạm tay vào sẽ dừng lại ngay. Trong khi đó, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm không ổn định, khó quay hơn và khi chạm tay, khối chất lỏng theo quán tính chuyển động một lúc mới dừng lại.
Thí nghiệm 2: Trứng nổi và trứng chìm
Để thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi này cần chuẩn bị 2 quả trứng, 2 ly nước và một ít muối.
Cách thực hiện:
Cốc số 1 đổ nước tinh khiết bình thường vào, cốc số 2 bổ sung nước nóng và cho thêm 4-5 thìa muối và khuấy để muối tan hoàn toàn.
Thả lần lượt 2 quả trứng vào hai cốc trên và quan sát hiện tượng xảy ra. Các con sẽ thấy cốc thứ nhất, trứng nhanh chóng chìm xuống đáy còn cốc số 2 trứng sẽ nổi lên.
Nguyên nhân:Là do cốc số 1 có mật độ phân tử vỏ trứng lớn hơn so với nước tinh khiết nên nhanh chóng chìm xuống. Còn cốc số 2 nổi do mật độ phân tử nước muối cao hơn vỏ trứng. Phân tử muối sẽ nâng đỡ quả trứng nên nó không thể chìm xuống đáy được. Giải thích đơn giản hơn là do nước muối đậm đặc, đã tạo thành “đệm đỡ” cho quả trứng nổi lên.
Thí nghiệm 3: Que diêm không có bóng
Để thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi, bạn chỉ cần chuẩn bị một que diêm cùng với một chiếc đèn pin.
Các bước thực hiện:
Trong căn phòng tối, ba mẹ hãy cùng bé đốt cháy que diêm rồi giơ lên cao, giữ khoảng cách với bức tường khoảng 20-30cm.
Sau đó, yêu cầu trẻ dùng đèn pin rồi chiếu vào que diêm đang cháy. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi bức tường chỉ in hình que diêm, bàn tay người cầm mà không có bóng của ngọn lửa.
Nguyên nhân:Là lửa không cản ánh sáng nên ánh sáng có thể đi xuyên qua đồng thời nó cũng là nguồn sáng nên không hấp thụ thêm ánh sáng. Rất có thể, nếu như bé say mê với thí nghiệm này sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú và trở thành nghệ sĩ sắp đặt ánh sáng trong tương lai.
Thí nghiệm 4: Bịch nước ma thuật
Bạn chuẩn bị một bịch nước đựng trong túi nilon lớn cùng những cây bút chì được vuốt nhọn.
Cách thực hiện như sau:
Cho nước vào túi nilon rồi buộc thật chặt lại.
Dùng bút chì đâm thủng bịch nước từ bên này xuyên qua bên kia, lần lượt hết cây bút này đến cây bút khác. Ba mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi bịch nước bên trong không hề chảy ra hay rò rỉ ra bên ngoài.
Hãy giải thích cho các con hiểu rằng, những “bạn” phân tử nước đang “nắm tay nhau”, do vậy cần có khoảng trống đủ lớn để cho tất cả các “bạn ấy” đi ra ngoài. Trong thí nghiệm này, cây bút chì hoàn toàn không được rút ra nên không đủ “đường đi” cho nước chảy ra ngoài.
Thí nghiệm 5: Đổi màu lá cải thảo
Chuẩn bị 4 lá cải thảo trắng, tươi cùng 4 cốc thủy tinh cao, 4 phẩm màu theo ý thích. Cách thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi như sau:
Đổ 4 màu tùy thích lần lượt vào 4 cốc thủy tinh tương ứng, hòa tan hoàn toàn.
Nhúng lần lượt chân lá cải thảo vào những cốc màu rồi để qua đêm. Sáng hôm sau khi thức dậy, bé sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy cả 4 lá cải thảo đã đổi màu giống như được ai đó nhuộm màu giống với màu trong cốc.
Nguyên nhân: Là do phần gốc lá sẽ hút nước và thức ăn để cung cấp cho lá. Khi những chân vào cốc sẽ dẫn đến hiệu ứng mao mạch, thẩm thấu nước được pha trộn dẫn đến sự đổi màu. Trò chơi này có thể áp dụng cho những vật liệu dễ thẩm thấu, mẹ có thể gợi ý bé chơi cùng những bông hoa. Thí nghiệm này sẽ giúp cho bé hiểu hơn về thế giới tự nhiên, sự phát triển của thực vật.
Thí nghiệm 6: Mảnh giấy sắc màu
Chuẩn bị 1 tô nước lớn, khăn giấy được cắt thành mảnh dài và bộ bút lông màu có nhiều màu sắc khác nhau.
Cách thực hiện:
Dùng bút lông tô những màu tại phần đầu của những đoạn giấy đã cắt.
Nhúng lần lượt những mảnh khăn giấy sao cho ngập phần đã tô màu. Nước sẽ làm lan những vệt màu từ mảnh khăn giấy và tạo nên những vệt màu thú vị.
Một điều thú vị là những phân tử nước sẽ kế hợp với những phân tử màu khác nhau, sẽ tạo ra những “sắc ký” muôn hình vạn trạng với những màu sắc không giống nhau. Chẳng hạn như, vệt màu tím sẽ tạo nên những dải màu xanh lam, đỏ… Trẻ sẽ vô cùng thích thú, cha mẹ đừng quên giải thích cho các bé hiểu.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Thí nghiệm 7: Quả bóng kỳ diệu
Thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi tiếp theo là thực hiện đốt bóng trên ngọn nến, cần chuẩn bị 2 quả bóng, nến, diêm và nước. Cách thực hiện:
Thổi quả bóng căng lên, sau đó thêm nước vào rồi buộc lại.
Đốt nến trong phòng kín gió rồi để quả bóng lên phía trên ngọn nến. Điều kỳ diện là bóng không nổ khi gặp nhiệt.
Nguyên nhân: Là do bóng có chứa nước nên nó đã hấp thụ nhiệt độ nên không gây ra hiện tượng nổ. Bạn có thể giải thích cho bé là “bạn nước” đã “giúp đỡ” bóng chống lại lửa bằng cách thu nhiệt độ.
Thí nghiệm 8: Tờ giấy ma thuật
Khoa học cho bé 5 tuổi sẽ rất thú vị nếu có thí nghiệm về tờ giấy không thấm nước. Mẹ chuẩn bị sáp màu, nước cùng với một tờ giấy và thực hiện như sau:
Tô kín sáp màu lên toàn bộ tờ giấy.
Đổ nước lên tờ giấy, quan sát sẽ thấy giấy không bị thấm nước hay bị ướt.
Bởi trong sáp màu có dầu nên nó sẽ giúp tạo nên “lớp áo” chống thấm cho giấy. Từ thí nghiệm này, các con có thể rút ra nhiều bài học như nếu không có áo mưa các con sẽ bị ướt. Tuy thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi đơn giản nhưng sẽ giúp kích thích trí não của con trẻ.
Làm sao để con yêu thích khoa học và tìm hiểu thế giới xung quanh?
Khoa học không phải là những điều xa lạ, thực ra nó rất thân thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày, Cha mẹ hãy giúp các bé hứng thú với những môn khoa học để bé có thể làm quen và tìm thấy được sự hứng thú trong đó bằng cách:
Không từ chối trả lời
Bé ở giai đoạn 5 tuổi bắt đầu nhận thức về thế giới và có vô vàn điều các con không biết và cần lời giải đáp. Các lĩnh vực câu hỏi vô cùng đa dạng như tại sao trời mưa, tại sao ông trăng lại ở trên trời, sao gà lại ăn cái này, chó lại ăn cái kia… và nhiều câu hỏi “trời ơi đất hỡi” khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại cảm thấy phiền phức khi bé hỏi, chỉ trả lời qua loa hoặc quát mắng.
Đây là điều sai lầm, bởi tri thức để lại dấu ấn nhất định trong bé, không nên để con nhụt chí và sợ hãi những câu hỏi. Hãy cố gắng trả lời theo hướng đơn giản, nếu quá bận rộn hãy “ghi nợ” với con và trả lời khi rảnh.
Những “trợ thủ” cho bé
Cha mẹ có thể mua những cuốn sách về khoa học, đồ chơi có liên quan đến khoa học. Những cuốn sách, đồ chơi lắp ghép sẽ khiến bé hứng thú để minh họa cho bé về thế giới tự nhiên. Hình ảnh hấp dẫn, thú vị trong sách sẽ kích thích sự tò mò và giúp cho bé có niềm yêu thích và hào hứng với khoa học.
Hay sử dụng những ứng dụng học tập thú vị không chỉ giúp cho bé thích thú với khoa học mà còn phát huy tiềm năng ngôn ngữ ở các bé. baigiangdienbien.edu.vn tự hào mang đến cho bậc phụ huynh và bé yêu chương trình họcbaigiangdienbien.edu.vn Juniorvàbaigiangdienbien.edu.vn Stories. Tất cả thế giới khoa học được “thu nhỏ” bên trong những ứng dụng này. App được trang bị những video, hình ảnh minh họa, kích thích sự tò mò của trẻ.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ baigiangdienbien.edu.vn thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
Có rất nhiều nội dung liên quan đến chủ đề khoa học, video sống động minh họa trên nền tảng tiếng Anh để giúp bé học song song hai kiến thức cùng lúc. Thông qua những câu chuyện kể khoa học đầy lý thú, bé sẽ vô cùng hào hứng tò mò và yêu thích bộ môn khoa học hơn.
Cho trẻ tiếp xúc cận hơn với thế giới
Bé 5 tuổi luôn tò mò về thế giới nên các em đã có nhu cầu lớn về nhận thức thế giới. Cha mẹ hãy để trẻ tự do khám phá thế giới, thường xuyên đưa con đến công viên, khu bảo tồn. Nâng cao kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi chính là để bé vận động suy nghĩ, có dấu ấn sâu hơn và ba mẹ sẽ là giáo viên hướng dẫn cho con.
Kể về những tấm gương
Không hề thiếu những câu chuyện thú vị về các phát minh vĩ đại, các nhà khoa học lừng danh. Họ cũng bắt đầu đam mê của mình khi là những cô cậu bé. Hãy tìm những mẩu chuyện lý thú về chủ đề này để kể cho trẻ nghe.
Xem thêm: Triển lãm du lịch 2022 sẽ diễn ra từ ngày 8, khai mạc hội chợ du lịch quốc tế vitm năm 2022
Như vậy, baigiangdienbien.edu.vn đã tổng hợp cho mẹ và bé những thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi đầy thú vị. Ba mẹ hãy tải app dùng thử ngay TẠI ĐÂY để cùng bé trải nghiệm nhé! baigiangdienbien.edu.vn tự hào ươm mầm cho những nhà khoa học tương lai.