Nhìn từ trên cao, Amazon như một thảm lụa xanh, phản chiếu trong ánh nắng vàng là dòng sông Amazon hùng tráng đang uốn mình qua những thảm rừng dày đặc, để đưa du khách đến với hành trình dài của những khám khá dường như vô tận của rừng và biển.
Amazon là tên gọi của dòng sông và khu rừng mưa nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, chảy qua lãnh thổ của nhiều quốc gia như Brazil, Ecuador, Colombia, Peru, Bolivia. Sông Amazon bắt nguồn từ dãy Andes ở Peru, và chảy lệch theo hướng đông rồi rẽ về hướng bắc để đến với vùng lục địa Nam Mỹ. Cuối cùng tất cả lượng nước được tập trung và đổ ra Đại Tây Dương tại Belem, Brazil.

Bạn đang xem: Hành trình khám phá rừng amazon


*

Amazon có diện tích tổng cộng khoảng 7,5 triệu km2, chiếm khoảng 40% lục địa Nam Mỹ. Sông Amazon được Francisco de Orellan phát hiện lần đầu tiên vào năm 1542, và từ đó được nhiều người biết đến bởi những câu chuyện huyền thoại về các bộ tộc sinh sống trong những khu rừng già nơi đây. Amazon được biết đến như một khu rừng nguyên sinh, có sự đa dạng sinh học cao vào bậc nhất thế giới. Đây là nơi sinh sống lý tưởng của hàng triệu loài động thực vật. Các nhà khoa học cho rằng, có khoảng hơn 500 loài động vật có vú, 175 loài thằn lằn, hơn 300 loài bò sát, và 30 triệu loài côn trùng cùng với khoảng 1/3 loài chim của cả thế giới hiện đang bảo tồn tại khu rừng rậm Amazon.
*

Bao quanh khu rừng là hệ thống sông Amazon uốn lượn quanh co, bao gồm khá nhiều chi lưu trong đó có 17 nhánh sông chính, đan chéo nhau và cung cấp lượng hơi nước đủ để các khu rừng luôn xanh tốt. Lưu lượng nước bình quân, mỗi năm dòng Amazon đổ vào Đại Tây Dương khoảng 6.600km3 - gần bằng 1/6 tổng lượng nước các con sông trên thế giới đổ vào các đại dương. Ở trên Đại Tây Dương cách cửa sông hơn 300km, du khách vẫn có thể nhìn thấy màu nước ngầu đục đổ ra từ cửa sông chính này. Vì vậy, người ta còn gọi cửa sông Amazon là “Biển nước ngọt”, hay “Sông biển”.
Trở lại với rừng mưa Amazon, du khách sẽ nhận thấy khu rừng được chia thành 4 tầng rõ rệt. Mỗi tầng có một hệ sinh thái độc đáo riêng, phù hợp với sự thích nghi của từng tầng sinh vật. Không những vậy, Amazon là kho lưu trữ dược phẩm vô cùng to lớn của thế giới tự nhiên, mà hàng ngàn năm qua, các bộ tộc, thổ dân nơi đây đã dựa vào để tồn tại. Trong đó, có nhiều loại dược liệu từ rừng già Amazon có thể ngăn ngừa và chữa lành các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, Alzhêimr’s…
*

Amazon không chỉ có rừng già và dòng sông dài thứ hai trên thế giới, mà còn hấp dẫn du khách bởi những bí ẩn, mang màu sắc huyền thoại về những bộ tộc sinh sống nơi đây. Đến với Amazon, du khách sẽ được thưởng thức hương vị của những món ăn truyền thống của bộ tộc Bahian hay những vũ điệu truyền thống Danca de Caboclo, Samba de Roda, Maculele… Và hơn hết, sự tổng hòa của những yếu tố thiên nhiên, văn hóa của Amazon sẽ khiến du khách khó quay gót, để Amazon mãi trở thành biểu tượng của màu xanh bất diệt, nối liền dãy Andes hùng vĩ và sự vô tận của dòng Amazon và tiếng ầm vang của sóng biển Đại Tây Dương vẫn vọng về ngày - đêm.
Hãy đến Amazon một lần để khám phá một phần của nền văn hóa Nam Mỹ. Trên đất nước Brazil xinh đẹp, Amazon là địa chỉ đáng để du khách tham quan - như điểm không thể thiếu của những người yêu thiên nhiên và thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ hiếm hoi còn xót lại của thế giới.
*

*

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...


Bí quyết ngủ ngon khi đi du lịch

Một giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái là việc vô cùng quan trọng khi đi du lịch. Hẳn bạn luôn mu ...


Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...


Khám phá hang động mới ở Quảng Bình

Nhắc đến Quảng Bình, bất kỳ ai cũng nghĩ ngay đến động Phong Nha, động Thiên Đường và hang Sơn Đoòng ...


Khám phá thành phố cổ Bagan

Ở cái xứ nhẹ nhàng và bình yên ấy, buổi sớm mai thật trong trẻo và an nhiên biết bao! Cố đô một thuở ...


Cuộc sống nông dân tỉnh Ibaraki

Trải nghiệm sống cùng nông dân của hiệp hội xúc tiến trải nghiệm thôn quê Hiroura tại thị trấn Ibara ...


Vietravel tham dự Hội nghị tổng kết Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long


Các nhà khoa học Brazil đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các loài sinh vật ở khu vực rừng Amazon thuộc nước này, trước khi chúng có nguy cơ biến mất do nạn chặt phá rừng nghiêm trọng.
*
Sinh vật ở rừng Amazon

Peru và Colombia thúc đẩy hợp tác bảo vệ rừng Amazon

Rừng Amazon tại Brazil bị tàn phá nghiêm trọng

Hãy cứu “lá phổi xanh”

Truy tố hơn 2.200 đối tượng phá rừng Amazon


Đây là chia sẻ của nhà thực vật học Francisco Farronay thuộc Viện Nghiên cứu Amazone quốc gia Brazil (INPA) trong một chuyến thám hiểm do Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) khởi xướng và đang được thực hiện tại một nơi hẻo lánh trong rừng Amazon, nhằm liệt kê các loài sinh vật ở đây.

Còn theo ông Alberto Vicentini, một thành viên khác trong đoàn thám hiểm thuộc INPA: “Ước tính có tới 60% loài thực vật chúng ta chưa được biết tới. Mỗi lần một khu vực bị tàn phá thì phá hủy luôn cả một phần đa dạng sinh học mà chúng ta sẽ không bao giờ được biết tới”.

Xem thêm: Giải Bài Tập Địa Lý 6 Kết Nối, Chân Trời, Cánh Diều, Giải Sgk Địa Lí 6

Hầu hết các loài thực vật trong rừng Amazone được phát hiện ở những khu vực hẻo lánh. Để đến được nơi hẻo lánh này ở bang Amazonas, miền Bắc Brazil, các thành viên đoàn thám hiểm đã đáp máy bay từ thành phố Manaus, vượt hàng trăm kilômét để tới Manicore, rồi từ đó đi tàu mất 5 giờ đồng hồ.

Chuyến thám hiểm này kéo dài 1 tuần nhằm thu thập các mẫu thực vật và quan sát hành vi các loài động vật. Để phục vụ mục đích của cuộc thám hiểm, các nhà khoa học phải lắp đặt các máy quay và ống thu thanh. Thành viên đoàn bao gồm các chuyên gia về động vật có vú, chim, loài lưỡng cư, bò sát, cá và các chuyên gia về thực vật.

Phần lớn Amazon vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá hết và đang bị đe dọa bởi nạn chặt phá rừng để lấy đất phục vụ nông nghiệp, khai khoáng và khai thác gỗ trái phép. Một nghiên cứu của Map
Biomas, dự án nghiên cứu về sự biến mất của các khu vực rừng phòng hộ trong rừng Amazon, được công bố vào năm ngoái, cho biết, rừng Amazon mất khoảng 74,6 triệu ha diện tích thảm thực vật bản địa (tương đương với toàn bộ lãnh thổ Chile) từ năm 1985-2020. Theo số liệu chính thức, kể từ năm 2019, tốc độ phá rừng trung bình hàng năm ở khu vực rừng Amazone của Barzil đã tăng 75% so với thập kỷ trước.


Bên cạnh cuộc chạy đua tìm kiếm sinh vật ở rừng Amazon, hiện các nhà khoa học cũng đang tăng tốc một cuộc chạy đua khác để tìm ra, liệu và khi nào Amazon có thể đạt đến điểm giới hạn đáng sợ - điểm không thể quay trở lại - khi khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh có thể khô héo và biến thành một tràng cỏ rộng lớn. Một khu rừng nhiệt đới từng cho là ẩm ướt, nhưng bây giờ các rìa rừng đang nở rộng ra dưới ánh nắng mặt trời. Và theo thời gian, thảm thực vật rừng nhiệt đới chết dần và cỏ kiểu tràng cỏ sẽ chui len vào trong.

Từ đó, nó sẽ là một hệ sinh thái cỏ khô hơn nhiều, dễ cháy hơn nhiều so với rừng nhiệt đới. Hậu quả sau cùng sẽ là mất đi một hệ sinh thái không thể thay thế và tác nhân chính trong các động lực khí hậu toàn cầu.

Amazon cũng mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau những xáo trộn như các diễn biến thời tiết diễn ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change mới đây, các nhà khoa học cho biết, thảm thực vật phủ hơn 3/4 Amazon đã mất khả năng phục hồi kể từ đầu những năm 2000 - một tốc độ chậm chạp hơn của sự trở lại bình thường. Cụ thể, 75% Amazon đã trở nên kém khả năng chống chọi với những xáo trộn như hạn hán kéo dài.

Hiện không phải tất cả Amazon đều có thể đạt đến điểm giới hạn đó. Nếu những cây cao vẫn đứng vững, động vật vẫn có thể di chuyển hạt giống và chất dinh dưỡng xung quanh, những mảng thực vật rộng lớn vẫn được kết nối với nhau, thì khả năng phục hồi của hệ thống vẫn còn hy vọng.