Nhà khoa học Heather Knutson đang làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ California. Ảnh: Nasa.gov

Bạn quá quen thuộc với hình ảnh một người say sưa quan sát qua chiếc kính thiên văn, và bạn nghĩ đó là công việc mà các nhà thiên văn học phải làm. Không, đã xưa rồi cái thời các nhà thiên văn học phải thức đêm điều chỉnh chiếc kính khổng lồ phục vụ quan sát.Nếu vậy thì các nhà thiên văn hiện đại làm những công việc gì ?

LÀM VIỆC Ở VĂN PHÒNG VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Đó là các công việc quản lí tại cơ quan tổ chức nơi họ đang công tác, từ việc phân tích dữ liệu cho tới thử nghiệm các mô hình trị số, hoặc các lý thuyết khoa học, và còn rất nhiều thứ khác. Dù việc gì thì hiện nay các nhà thiên văn đều phải dành phần lớn thời gian làm việc trước màn hình máy tính.Thành thạo công nghệ thông tin, đặc biệt mảng lập trình là một yêu cầu tối quan trọng đối với một nhà thiên văn học hiện nay.

Bạn đang xem: Các Nhà Thiên Văn Học Thường Làm Những Công Việc Gì? Nhà Thiên Văn Học Là Gì

*
Các nhà thiên văn làm việc tại Phòng thí nghiệm Thiên văn & Vật lý thiên văn, thuộc Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bắc Carolina. Ảnh: naturalsciences.org

ĐI DỰ HỘI NGHỊ, HỘI THẢO

Nếu bạn là người ưa đi lại, thiên văn học là một nghề thích hợp cho bạn. Các nhà thiên văn thường phải tới nhiều hội nghị được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Ví dụ, hằng năm đều có nhiều cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ (AAS) và Ủy ban Thiên văn Quốc tế (IAU) diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Thông thường một nhà thiên văn chuyên nghiệp sẽ phải tham gia ít nhất vài hội nghị như vậy mỗi năm.

*
Một hội nghị của IAU. Ảnh: IAU

Số lượng và thời gian các chuyến công tác thường phụ thuộc vào số tiền do đơn vị mà nhà thiên văn học đang công tác tài trợ. Tại các cuộc gặp gỡ như vậy, các nhà thiên văn thường trình bày về nghiên cứu của họ trước hội đồng, đồng thời đây cũng là một cơ hội tốt để giao lưu với các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới và tìm hiểu về các lĩnh vực mà họ đang quan tâm. Hầu hết các trường đại học có ngành thiên văn đều tổ chức các cuộc hội thảo đều đặn hàng tuần, nơi các nhà khoa học từ nhiều trường đại học khác sẽ tới để thảo luận về các vấn đề thiên văn.

THAM GIA GIẢNG DẠY

Nhiều các nhà thiên văn chuyên nghiệp tham gia giảng dạy bộ môn vật lý và thiên văn học tại các trường đại học.Thời gian dành cho công việc này tùy thuộc vào mỗi người, đối với một số giảng dạy sẽ là công việc chính của họ.

*
Giáo sư vật lý thiên văn Neil Tyson trong một buổi giảng dạy tại Đại học Iowa. Ảnh: ow.uiowa.edu

ĐỌC & CẬP NHẬT TIN TỨC

Nhà thiên văn học cần phải dành đáng kể thời gian để đọc, tìm hiểu các đề tài mới hoặc cập nhật những bước phát triển mới nhất trong ngành thiên văn học. Có nhiều đơn vị xuất bản khác nhau như Astrophysical Journal, nơi nhà thiên văn cần liên tục cập nhật những nghiên cứu và tin tức mới nhất. Nhiều nhà thiên văn bắt đầu ngày làm việc bằng việc đọc những bài viết mới nhất được đăng tại ar
Xiv, một kho lưu trữ các bài báo khoa học.

VIẾT SÁCH BÁO

Các nhà thiên văn cũng phải dành nhiều thời gian để viết báo và các công trình nghiên cứu, với mục đích trình bày, chia sẻ các dự án và kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, kĩ năng viết tốt là một điều cần thiết bởi giúp nhà thiên văn diễn đạt ý kiến rõ ràng, dễ hiểu hơn với độc giả.Ngoài ra, họ cũng phải thảo ra các dự án để có thể nhận khoản tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu, đồng thời soạn thảo các đề án quan sát để nhận được sự cho phép sử dụng các loại kính thiên văn và các trang thiết bị cho nghiên cứu sâu hơn.Nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng thường viết nhiều tác phẩm phổ biến khoa học, và trở thành các cuốn sách bán chạy hàng đầu thế giới, tiêu biểu là các cuốn sách của Stephen Hawking, Michio Kaku hay Neil Tyson.

*
Một số đầu sách thiên văn vũ trụ phổ biến hiện nay. Ảnh: Read this twice

QUAN SÁT THIÊN VĂN

Các nhà thiên văn thường tới nhiều đài quan sát khác nhau để thực hiện nghiên cứu. Những đài này tọa lạc ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ Puerto Rico đến Hawaii, châu Âu, châu Úc, Chile và ngay cả Nam Cực. Tuy vậy, hầu hết các nhà thiên văn vẫn làm việc thiên về lý thuyết, nếu có quan sát thì thường cũng rất ít.

*
Đài thiên văn Canada-Pháp-Hawaii trên núi Maunakea. Ảnh: aas.org

Còn một điều nữa. Bạn đừng nghĩ các nhà thiên văn quan sát sẽ phải thức đêm, ghé mắt vào thị kính để tìm mục tiêu. Thực tế, hệ thống kính thiên văn khổng lồ ngày nay hoàn toàn được điều khiển bằng máy tính, các dữ liệu quan sát sẽ được ghi lại tự động, và các nhà thiên văn không cần thiết phải thức đêm để đợi kết quả. Họ có thể phân tích dữ liệu trên máy tính vào sáng hôm sau.

Nhiều người Việt vẫn tưởng nhà thiên văn chỉ ngồi ngắm trời cả ngày. Thực tế rõ ràng không phải như vậy.
*

Mức thu nhập 115 ngàn đô chỉ dành cho những cá nhân ở mức độ cao tới cao nhất. Trong khi đó, mức lương cho một học viên cao học trong ngành thiên văn nói chung dừng lại ở ngưỡng khoảng 20 ngàn đô.


2. Tiền giảng dạy

Về cơ bản, nhà thiên văn học vừa là nhà phân tích dữ liệu, vừa là nhà khoa học. Do đó, công việc của nhiều nhà thiên văn có nhiều điểm trùng khớp với công việc của một nhà nghiên cứu, nhất là khi các trường đại học hay các cơ quan trực thuộc đại học vẫn là các đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu thiên văn.

Ngoài công việc nghiên cứu, nhiều nhà thiên văn cũng kiêm nhiệm các công việc giảng dạy và đào tạo sinh viên. Họ nhận lương cứng cho công tác quản lý sư phạm và tiền dạy theo giờ. Một giảng viên đại học công lập tại Việt Nam sẽ có mức lương khoảng từ 10 tới 12 triệu một tháng, chưa kể một số khoản hỗ trợ.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có đơn vị nào trực tiếp đào tạo nghiệp vụ thiên văn. Thay vào đó, một số trường đại học giảng dạy các chuyên ngành có liên quan như Vật lý học lý thuyết, Vật lý thiên văn, hay Công nghệ Vũ trụ và ứng dụng.


3. Thu nhập từ phân tích dữ liệu

Thao tác phân tích dữ liệu là công việc mà các nhà thiên văn học chắc chắn sẽ phải thực hiện. Điều này vô tình mở ra một hướng đi mới cho họ trong trường hợp họ không theo đuổi một sự nghiệp trong ngành thiên văn hoặc muốn có một nghề tay trái, đó là trở thành nhà phân tích dữ liệu.

Về cơ bản, các nhà thiên văn học là các nhà phân tích dữ liệu. Họ hoàn toàn có thể “lỡ bước sang ngang” để đi vào các tập đoàn tư nhân và làm công việc thu thập, xử lý dữ liệu.

*
Từ những công ty công nghệ như Space
X hay Microsoft, tới những tập đoàn bán lẻ như Walmart hay Amazon, hoặc thậm chí là Be và Grab - tất cả đều cần làm việc với thông tin, số liệu, và là nơi phù hợp cho một nhà thiên văn kiếm thêm thu nhập. Đó là trong trường hợp họ có thể cân bằng lịch trình làm việc của mình.

Trung bình, một nhà phân tích dữ liệu tại Mỹ có thể kiếm khoảng 60 ngàn đô một năm. Con số thấp nhất rơi vào khoảng 35-40 ngàn đô, trong khi những nhà phân tích có thu nhập top đầu có thể thu về trên dưới 100 ngàn đô.


4. Thu nhập từ lập trình và viết phần mềm

Để có thể theo dõi các hành tinh hay các thiên thể trong vũ trụ cũng như mô phỏng lại các hiện tượng vũ trụ, các nhà thiên văn học phải viết ra những phần mềm riêng biệt. Giống như hướng đi phân tích dữ liệu, thao tác này mở một cánh cửa nghề nghiệp khác cho những người trong ngành thiên văn: khoa học máy tính và thiết kế phần mềm.

Đây là hướng đi mà nhiều nhà thiên văn học đã chọn để tận dụng triệt để các kỹ năng thiên văn vào việc kiếm tiền. Nhiều nhân viên tại các tập đoàn lớn như Microsoft hay Google từng làm việc trong ngành thiên văn học hoặc có bằng đào tạo trong ngành này.

Ngược lại, cũng có nhiều nhà khoa học máy tính “chuyển sân” sang lĩnh vực thiên văn học. Sở dĩ họ có thể làm điều này là vì hai ngành nghề yêu cầu một khối lượng công việc và thao tác như nhau trong một chừng mực nhất định.

Một ví dụ cho trường hợp này là Wayne Rosing - cựu Phó Giám đốc Kỹ thuật tại Google từ 2001 tới 2005. Trước đó, ông từng làm việc tại nhiều công ty công nghệ bao gồm Apple và là một trong những người tham gia thiết kế nền tảng Java.

*
Tới năm 2005, ông thành lập và chuyển sang làm việc tại Đài quan sát Las Cumbres tại California. Không dừng lại ở đó, Wayne Rosing còn trở thành Giáo sư ngành Vật lý Thiên văn tại Đại học California.

Ví dụ này cho thấy sự linh hoạt của công việc trong ngành thiên văn: vừa có thể chuyển sang ngành khác và cũng thuận lợi cho những người “ngoại đạo” vào ngành. Ngành khoa học máy tính và thiết kế phần mềm dường như là một nền tảng thuận lợi để bước vào ngành thiên văn học, và ngược lại.


5. Tiền cố vấn quốc phòng cho chính phủ

Một nhà thiên văn học đi cố vấn cho chính phủ về vấn đề quốc phòng, mới nghe qua thì có vẻ không liên quan lắm. Thế nhưng đây là một hiện tượng có thật, và cũng là một hướng đi có thật cho một bộ phận nhà thiên văn.

Ở các quốc gia coi trọng phát triển thiên văn học và công nghệ vũ trụ như Mỹ, Nga, hay Trung Quốc, thiên văn học và chính trị có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, nhiều nhà thiên văn thường đi trên lằn ranh giữa một bên là các công việc và thao tác của một nhà khoa học, và bên còn lại là các mối quan hệ chính trị phức tạp.

Với hiểu biết về bầu trời và thiên thể cũng như về các hiện tượng vật lý, các nhà thiên văn học cấp cao nhất thường xuyên là những tham vấn viên cho các nguyên thủ quốc gia về quốc phòng cũng như an ninh năng lượng. Một “người đi giữa lằn ranh” điển hình là nhà vật lý học, nhà thiên văn học, và cố vấn Charles H. Townes.

*
Charles H. Townes là cố vấn trực tiếp cho 10 đời Tổng thống Mỹ từ Harry Truman (1945) tới Bill Clinton (1999) về các vấn đề quốc phòng và phòng không không quân. Ngoài vai trò là nhà thiên văn học và là một giáo sư, ông còn giữ chức Phó Chủ tịch và Giám đốc Nghiên cứu tại Học viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses).

Chúng ta khó có thể biết được mức thu nhập của một công việc đặc thù như cố vấn an ninh cho cho chính phủ. Tuy nhiên chắc hẳn khoản thu này không hề nhỏ nếu xét theo tầm quan trọng và khối lượng của công việc.


Kết

Ta có thể thấy rằng công việc thiên văn học là một công việc đặc thù nhưng cũng có nhiều điểm giao thoa với nhiều ngành nghề khác. Chính điều này tạo ra một phổ các phương thức kiếm cơm cho các nhà thiên văn.

Tại Việt Nam, nhiều người vẫn tưởng rằng nhà thiên văn chỉ dành thời gian nhìn ngắm bầu trời như những kẻ mơ mộng. Trên thực tế, công việc này yêu cầu rất nhiều kỹ năng và bằng cấp để có thể thực hiện một lượng lớn công việc phức tạp.

Xem thêm: Trọn Bộ Kinh Nghiệm Du Lịch Thung Nai Hoà Bình Từ A Đến Z, Kinh Nghiệm Du Lịch Thung Nai Hoà Bình Từ A Đến Z

Nhận thức chưa đầy đủ về ngành thiên văn cộng hưởng với việc thiếu hụt đào tạo chính quy ngăn cản sự phát triển của ngành này tại nước ta. Vì thế, thiên văn học không hoàn toàn là một nghề tại Việt Nam.

Thế nhưng trong bối cảnh các quốc gia đang đẩy mạnh nghiên cứu vũ trụ để ứng dụng vào các ngành nghề như khí tượng học hay địa chất học, rất có thể ngành thiên văn học tại Việt Nam sẽ phát triển trong tương lai. Và một ngày nào đó, biết đâu chính những người Việt Nam sẽ công bố những bức ảnh vũ trụ tiếp theo?