Tin tức - Sự kiện Di tích - Lễ hội Dành cho du khách Doanh nghiệp Thư viện
Giới thiệu
Cộng đồng dân cư
Lịch sử hình thành
Tiềm năng của xã
Định hướng phát triển
Xã Thanh Lâm phối hợp với TTTGPL và UBND huyện tổ chức Hội Nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức trao học bổng “cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tại xã Thanh Lâm
Gia đình văn hóa được xem như một quy chuẩn để mọi cá nhân cùng hướng tới và xây dựng. Vậy cụ thể thì gia đình văn hóa là gì? Làm thế nào để đạt danh hiệu gia đình văn hóa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, cụm từ này.
Bạn đang xem: Thế nào là gia đình văn hóa là gì? tiêu chuẩn gia đình văn hóa gồm những gì?
1. Gia đình văn hóa là gì?
Được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Gia đình văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các tổ dân cư, phường, xã để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ và cao hơn nữa là hình thành các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa,….Với những gia đình đạt các chỉ tiêu được đưa ra để xem xét thì sẽ được chứng nhận là gia đình văn hóa và có “Giấy chứng nhận Gia đình văn hóa” tặng khen trao về từng nhà.

2. Xây dựng gia đình văn hóa là gì?
Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau. Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.
3. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa
3.1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
3.2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3.3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
4. Ý nghĩa của Gia đình văn hóa
Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ bé để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội.
Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được. Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc làm giúp phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ bản sắc của các làng xóm.

Gia đình văn hóa đã trở nên quen thuộc với mỗi cá nhân hiện nay. Tuy nhiên hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều hơn nữa những hiểu biếtgia đình văn hóa là gì, hiểu rõ hơn các tiêu chí để phấn đấu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Xin cho tôi hỏi để đạt được danh hiệu Gia đình văn hóa thì hộ gia đình phải đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào? - Thành Gia (Khánh Hòa)

Danh hiệu Gia đình văn hóa là gì? Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa (Hình từ Internet)
1. Danh hiệu Gia đình văn hóa là gì?
Theo khoản 3 Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013), Danh hiệu Gia đình văn hóa là một danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
Cụ thể, danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
(Khoản 3 Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013)
2. Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa
Để đạt được danh hiệu Gia đình văn hóa, hộ gia đình xét danh hiệu phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:
+ Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
+ Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
+ Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;
+ Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
+ Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
+ Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
+ Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
+ Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;
+ Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;
+ Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:
+ Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;
+ Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
+ Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;
+ Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
+ Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:
+ Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;
+ Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức;
+ Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;
+ Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;
+ Sử dụng nước sạch;
+ Có công trình phụ hợp vệ sinh;
+ Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội.
(Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP)
3. Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa
Theo Điều 7 Nghị định 122/2018/NĐ-CP, nếu thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì hộ gia đình đó sẽ không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa:
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.
-. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
- Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.
- Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.
- Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.
Xem thêm: Bài Giảng Ngữ Văn 12 - : Số Phận Con Người (M
- Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thanh Rin
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law