Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.

Bạn đang xem: Kiến thức thiên văn học là gì? đối tượng


DU HỌC BỐN PHƯƠNG : TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC - Không thể bỏ lỡ Ngành Thiên văn học: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp


*

Thiên văn học là một ngành khoa học dẫn đầu, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ thống thiên văn, hành tinh, sao, vũ trụ và tất cả các hiện tượng liên quan đến vũ trụ. Nếu bạn thích sự khám phá và muốn tìm hiểu thêm về vũ trụ và hệ thiên văn, thì ngành thiên văn học sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu về các tiên tiến khoa học và công nghệ, và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và phát triển sáng tạo của mình. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu ngành thiên văn học qua bài viết sau đây nhé.

Thiên văn học là gì?

Thiên văn học (Astronomy) là một ngành khoa học đứng đầu, nghiên cứu về thiên văn hệ thống và tất cả các hiện tượng liên quan đến vũ trụ, bao gồm những chủ đề như hành tinh, sao, quỹ đạo, và các yếu tố khác liên quan đến vũ trụ.

Trong khoa học thiên văn, những nhà khoa học sử dụng các phương pháp vật lý và toán học để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vũ trụ. Họ cũng sử dụng các thiết bị như telescope (thiết bị quan sát, thu thập hình ảnh và dữ liệu về vật thể trên bầu trời) để theo dõi và nghiên cứu các đối tượng trong vũ trụ. Kết quả của nghiên cứu thiên văn học có thể giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc và tính toán vị trí của các đối tượng trong vũ trụ, và cải thiện khả năng dự báo về sự diễn biến của vũ trụ trong tương lai.

*

Ngành thiên văn học học gì?

Trong ngành thiên văn học, sinh viên sẽ học về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm:

Các phương pháp vật lý và toán học để nghiên cứu vũ trụ

Các hiện tượng liên quan đến vũ trụ, bao gồm các hành tinh, sao, quỹ đạo

Các yếu tố của vũ trụ, bao gồm các nguyên tử và axit

Phần mềm và thiết bị để theo dõi và nghiên cứu các đối tượng trong vũ trụ

Lịch sử và phát triển của thiên văn học

Các công nghệ và phương pháp mới để nghiên cứu vũ trụ

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể học về các chủ đề liên quan đến các lĩnh vực khác như khoa học quốc tế, tài nguyên vũ trụ và quản lý vũ trụ. Học viên cũng có thể tham gia các dự án nghiên cứu và thực tế để áp dụng kiến thức và kỹ năng mà họ đã học được.

Các môn học chính trong ngành thiên văn học có thể bao gồm:

Toán học vũ trụ: giới thiệu về phương pháp toán học và vật lý để nghiên cứu vũ trụ.

Học về sao: tìm hiểu về các loại sao, quỹ đạo và các yếu tố của chúng

Các hiện tượng vũ trụ: liên quan đến vũ trụ như các quỹ đạo, và những gì tác động đến chúng.

Phần mềm và thiết bị thiên văn học: học về các phần mềm và thiết bị được sử dụng trong việc theo dõi và nghiên cứu các đối tượng trong vũ trụ.

Lịch sử thiên văn học: tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngành thiên văn học và các nhà khoa học đã đóng góp cho công trình nghiên cứu.

Công nghệ và phương pháp mới trong thiên văn học: tìm hiểu về các công nghệ và phương pháp mới đang được sử dụng trong ngành thiên văn học.

Lưu ý rằng các môn học cụ thể trong ngành thiên văn học có thể khác nhau tùy theo trường học và chương trình đào tạo.

*

hotcourses.vn

Học ngành thiên văn học ở đâu?

Một số trường đại học có tiên tiến trong lĩnh vực thiên văn học tại Việt Nam bao gồm Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Đặc biệt, du học ngành Thiên Văn Học là một cơ hội tốt để cho bạn nhiều cơ hội học hỏi và nghiên cứu với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, truy cập vào các trung tâm nghiên cứu và thiết bị tiên tiến, cũng như cơ hội học tập và làm việc cùng với các nhà thiên văn học từ khắp nơi trên thế giới.

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem khóa học Thiên văn học" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Thiên văn học các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành thiên văn học thế nào?

Một cách tổng quan, ngành thiên văn học tại Việt Nam chưa được phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu nhân lực có trình độ cao và hiểu biết về ngành này. Các trường đại học ở Việt Nam hiện nay cũng chưa đủ phát triển và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị phục vụ cho việc đào tạo ngành này. Bên cạnh đó, đối với một số người, ngành Thiên văn học vẫn là một lĩnh vực quá xa vời và không thực tiễn trong đời sống hàng ngày, do đó không được đầu tư đầy đủ.

Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, ngành Thiên văn học sẽ ngày càng có nhu cầu cao. Việc nghiên cứu vũ trụ sẽ đóng góp rất nhiều cho việc phát triển công nghệ và các lĩnh vực khác như vật lý, khoa học vật liệu, y tế, hay thậm chí cả nông nghiệp. Ngoài ra, Thiên văn học còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự đoán và giảm thiểu các rủi ro môi trường, thiên tai và các hiện tượng địa chất học khác. Do đó, việc đầu tư vào ngành này không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, mà còn mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho xã hội và nền kinh tế.

*

Những bạn tốt nghiệp thiên văn học có thể tìm kiếm công việc trong nhiều lĩnh vực như:

Quản lý dự án về thiên văn

Công việc liên quan đến viễn thông

Nghiên cứu thiên văn: bao gồm nghiên cứu về vật thể trong vũ trụ, quỹ đạo, hệ mặt trời, v.v.

Sản xuất thiết bị thiên văn: bao gồm sản xuất, cài đặt và bảo trì các thiết bị thiên văn, chẳng hạn như những chiếc telescope, teles công cộng, v.v.

Lập trình phần mềm thiên văn: bao gồm viết phần mềm cho các thiết bị thiên văn và các chương trình phân tích dữ liệu

Giảng dạy và nghiên cứu Thiên Văn Học: những nhà giảng dạy và nghiên cứu thiên văn học có thể có cơ hội làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức nghiên cứu khoa học

Mức lương của người học thiên văn học có thể khác nhau tùy theo công việc, kinh nghiệm và địa điểm làm việc. Trung bình mức lương cho người học thiên văn học tại Việt Nam khoảng từ 20 triệu đến 30 triệu đồng một tháng.

Thiên văn học giúp chúng ta thấu hiểu sự vô tận của thời gian. Nếu lịch sử vũ trụ gói gọn trong 24h thì nhân loại mới chỉ hiện diện trên cõi đời được 18 giây… 

*

Sự thay đổi điểm mọc của mặt trời trong năm.

Ngoài ra, trong năm vị trí Mặt trời trên nền trời sao cũng thay đổi. Mặt trời từ từ dịch chuyển đối với các sao theo ngược chiều nhật động (tây qua đông), trọn một vòng hết khoảng 365 ngày. Mặt trời dịch chuyển in hình lên các chòm sao và mỗi tháng gần như ở vào một chòm. Đường đi này gọi là Hoàng đạo và đới cầu bao gồm 12 chòm sao gọi là hoàng đới. Ban ngày ta không nhìn thấy sao, song ban đêm ta có thể xác định định được chòm sao mà Mặt trời đang in vào nhờ sự xuất hiện của chòm sao đối diện. Ví dụ : Tháng ba đối diện tháng chín, đêm ta thấy Mặt trời lặn, chòm Trinh nữ xuất hiện (nhật động đối diện với Mặt trời trên thiên cầu). Vậy Mặt trời đang in lên chòm Song ngư. (xem bảng 1)

Các chòm sao trên hoàng đới
ThángTên chòm sao Mặt trời in lênThángTên chòm sao Mặt trời in lên
123456Con hươu Cái bình Song ngư Con dê Con trâu
Song tử
Capricornus Aquarius Pisces Aries Taurus
Gemini
789101112Con tôm Sư tử Trinh nữ Cái cân Thần nông
Nhân mã
Cancer Leo Virgo Libra Scorpius
Sagittarius

b) Mặt trăng ( ) cũng từ từ dịch chuyển đối với các sao ngược chiều nhật động, trọn 1 vòng gần 27 ngày. Đồng thời hình dáng của Mặt trăng cũng thay đổi (lúc tròn, lúc khuyết, lúc không xuất hiện).

c) Các sao dường như chỉ tham gia nhật động, vị trí tương đối giữa chúng không đổi trong một năm, tạo nên các chòm cố định.

d) Tuy vậy có một số sao đi lang thang giữa các sao khác (hành tinh). Người xưa tìm thấy 5 hành tinh là Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ. Các hành tinh nói chung dịch chuyển đối với các sao ngược với chiều nhật động, nhưng có thời gian chúng dịch chuyển ngược lại tạo nên quĩ đạo hình nút. Đường đi của chúng gần với Hoàng đạo. Đặc biệt Thủy tinh, Kim tinh thường ở gần Mặt trời (Thủy tinh: 280, Kim tinh : 480).

Người xưa đã dựa trên những quan sát về qui luật chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng… để xác định thời gian, làm lịch và xác định phương hướng. Họ đã nhận thấy Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và các hành tinh kết hợp thành một hệ mà ta gọi là Hệ Mặt trời sau này.

Bức tranh toàn cảnh về vũ trụ

Từ những quan sát ban đầu, người xưa đã có kết luận về vũ trụ gồm một hệ chứa Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh. Giới hạn của vũ trụ là một vòm cầu trong suốt có gắn các sao. Ngày nay, con người đã nhận thức được vũ trụ là vô tận. Phần vũ trụ mà con người tìm hiểu được cũng đã vô cùng lớn (cỡ 3.1026m) trong đó có hàng tỉ tỉ các ngôi sao. Các ngôi sao thường tập hợp lại thành hệ gọi là thiên hà, hay tinh hệ (galaxy), ta thường nhìn thấy dưới dạng những vết sáng nhòe yếu ớt nên còn gọi là tinh vân. Thiên hà của chúng ta (là chữ Galaxy viết hoa) gọi là Ngân hà, là một dải sáng vắt ngang bầu trời đêm, có khoảng 6000 sao nhìn được bằng mắt thường và hàng trăm tỉ ngôi sao khác.

Mặt trời là một ngôi sao trung bình nằm ngoài rìa của Ngân hà. Mặt trời kéo theo một “bầu đoàn thê tử” gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi quay xung quanh, tập hợp thành Hệ Mặt trời.

Kích thước của các thiên thể rất lớn, nhưng khoảng không vũ trụ giữa chúng còn lớn hơn nhiều. Trong khoảng không đó còn có vật chất tồn tại dưới dạng bụi, khí, hạt cơ bản, trường… làm cản trở tầm quan sát. Chúng ta thật ngạc nhiên trước khả năng tìm hiểu vũ trụ của con người. Ta thử làm một phép so sánh để tưởng tượng ra mức độ vĩ đại đó.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 7 Bài 4 : Trung Quốc Thời Phong Kiến

Trước hết là Trái đất, có đường kính cỡ hàng ngàn km. Để đi được vòng quanh Trái đất con người mất hết hàng nửa năm, nếu đi bộ và Trái đất hoàn toàn bằng phẳng. Trong thực tế, cách đây 500 năm Magellan đã phải mất 3 năm trên biển mới đi hết được một vòng Trái đất và kết luận Trái đất hình cầu. Ngày nay bằng máy bay ta cũng mất cỡ 30 giờ để bay vòng quanh Trái đất. Trái đất vĩ đại thật nhưng chả thấm vào đâu so với vũ trụ. Mặt trời, một ngôi sao trung bình ở gần Trái đất nhất, có đường kính gấp trăm lần đường kính Trái đất. Mặt trời có thể chứa hàng triệu Trái đất <(100)3 lần>. Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời cỡ hàng trăm triệu km. Nếu con người có thể đi bộ được đến Mặt trời thì cũng mất hàng ngàn năm. Ánh sáng, vật thể có vận tốc nhanh nhất (cỡ 300.000 km/s), đi từ Mặt trời xuống Trái đất hết 8 phút. Nhưng ánh sáng đi từ Mặt trời ra đến rìa Hệ Mặt trời (vị trí của Diêm vương tinh) hết 5,2 giờ. Có nghĩa là gấp 40 lần quãng đường từ Trái đất lên Mặt trời. Ấy vậy mà đến ngôi sao gần ta nhất, sao Cận tinh, ánh sáng phải đi hết 4,3 năm. Kích thước phần vũ trụ ta có thể quan sát được là cỡ 1010 năm ánh sáng. Có nghĩa là những sự kiện ta quan sát được từ rìa vũ trụ đã xảy ra cách đây hàng chục tỷ năm! Thật khó kiếm được một tỷ lệ thích hợp để mô tả vũ trụ. Ngay đối với Hệ Mặt trời nhỏ bé nếu ta lấy đúng tỷ lệ (nghĩa là thu nhỏ kích thước và khoảng cách theo cùng một tỷ lệ) thì: Nếu Mặt trời là một khối cầu đường kính 1,4m đặt tại tượng Phù đổng Thiên vương trên giao lộ Cách mạng tháng Tám – Nguyễn Trãi – Lý Tự Trọng, Trái đất sẽ là một hòn bi đường kính 1,3 cm đặt cách đó 150m. Khi đó Diêm vương tinh (giới hạn của Hệ Mặt trời) nằm tại ngã tư Bảy Hiền (cách cỡ 6km) là một hột đậu cỡ 2mm. Thật là khó có tỷ lệ nhỏ hơn để thu vào một trang giấy, thậm chí vào một phòng thí nghiệm hay một công viên ! Mặc dù vậy, với tỷ lệ thấp nhất này ngôi sao gần nhất cũng nằm tuốt tận… sao hỏa! Những khoảng cách thật kinh khủng. Vậy mà con người vẫn hiểu biết và chinh phục được vũ trụ. Thật vĩ đại!.

Bây giờ ta thử so sánh sự tiến triển của vũ trụ theo thời gian. Giả sử vũ trụ được hình thành từ một Big – Bang lúc nửa đêm (0 giờ) và đã tồn tại đến nay được 1 ngày (24 giờ) . Trong thực tế là cỡ 15 tỷ năm. Ở đây ta đã làm phép thu nhỏ thời gian để dễ tưởng tượng. Ta không biết được tường tận những khoảng khắc đầu của vũ trụ (trong thực tế ta chỉ biết đến 10- 43 sau Big – Bang). Nhưng theo thang thời gian này ngay lập tức vật chất trong vũ trụ trở thành H và He. Các thiên hà đầu tiên hình thành lúc 2 giờ sáng. Quasar là một trong số các thiên hà đó. Vào khoảng 6 giờ sáng các sao trong thiên hà của chúng ta được hình thành. Trong quá trình tiến hóa, nhiều ngôi sao nổ tung, bắn ra các nguyên tố C, N, O, Fe. Sau đó chúng lại hợp thành các ngôi sao mới. Mặt trời thuộc loại ngôi sao thế hệ sau, hình thành lúc 5 giờ chiều. Đồng thời với Mặt trời là Trái đất và các hành tinh. Khoảng 6 giờ tối Trái đất bị va chạm dữ dội bởi các tiểu hành tinh và có lẽ Mặt trăng bị văng ra từ đây. Chậm hơn một tí đã có sự sống nguyên thủy. Nhưng cứ sau 1/4 giờ lại có những vụ va chạm với tiểu hành tinh, hủy diệt tất cả. Đến 9 giờ tối sự sống đã tiến triển và để lại hóa thạch đến nay. Khoảng 6 phút trước 12 giờ đêm động vật có vú xuất hiện. Sự tiến hóa đưa đến sự xuất hiện con người vào lúc 18 giây trước 12 giờ đêm. Đức Phật, Chúa Giêsu, Mohammet sống trước nửa đêm được 0,01 giây! Vậy thì đời sống của con người (cỡ 100 năm trong thực tế) chả là gì so với thang thời gian này. Một giờ học về thiên văn ở trên lớp để hiểu về những việc xảy ra trong cả tỷ năm, quả thật là quá ít ỏi!