Trước khi nhắc tới vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại đến việc hình thành tư tưởng ta không thể quên nhắc đến tiểu sử của Người


*

Trước khi nhắc tới vai trò của tinh hoa văn hoá nhân loại đến việc hìnhthành tư tưởng ta không thể quên nhắc đến tiểu sử của Người : Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của
Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông,trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản ánchế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó,đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứngđầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chốngthực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiếnthắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Namlà tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà,hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốchội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa.Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạocuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược củađế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩaxã hội ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điềukiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Namđi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnítở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra cáclực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng củatinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnhtụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩxuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phongtrào giải phóng dân tộc ** Vai trò tinh hoa v ăn ho á trong hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quảcủa sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lêninvào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển cácgiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại”. Ở đây, xin làm rõ phần nào nhận định đúngđắn của Đảng ta về tư tưởng vĩ đại của Người.Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnhhưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa
Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủnghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể củađất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại vàcống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phươngpháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thôngminh tuyệt vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học vàđã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế. Khibôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt động cách mạng,vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêubiểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa
Đông, Tây, kim, cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờcũng phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu. Ngườiđã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại.Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóavà tỏa ra một nền văn hóa của tương lai. Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí
Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lậpra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực củatư tưởng Nho giáo. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chếcủa Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạchậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay,khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên,Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyênchúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nóđề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châmngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này,Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyếtcổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tốtich cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân củalòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáolý đạo Phật. Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉdành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ. Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lolàm điều thiện. Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phácchống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhấtnhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngàykhông ăn), đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáovào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bấtkhuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiềnphái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránhmà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vàocộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Namđã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình
Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấmnhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về cácnhà tư tưởng phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trongcác bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trởthành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “nhữngđiều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa
Tam dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnhphúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và sángsuốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tưtưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cáchmạng nước ta. Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi nămhoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ởchâu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dânchủ và cách mạng của phương Tây Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu
Oóc, làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen. Trongcác bài viết sau này, Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tựdo, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi lại trong
Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trịcủa tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhânthiêng liêng trong bản tuyên ngôn này. Sau này Người đã phát triểnnó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầuhạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được
Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của
Việt Nam năm 1945. Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sốngvà hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ramột thời kỳ mới trong cuộc đời mình. Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâmvăn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và cáctrường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hìnhthành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng vănhóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóngchiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống vănhóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ
Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tưtưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ,…những lý luậngia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp luật của
Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v…tư tưởng dânchủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của
Người. Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ vàhình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sốngthực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấutranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đấtnước mình, dưới chế độ thuộc địa. Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổvũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ
Pháp như M. Ca-sanh, P.V. Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ
Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con người ấy, trên hành trìnhcứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thờiđại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm caocủa tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới,vận dụng và phát triển. Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nóiđến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh,không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh,những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cảcuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân laođộng khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái vàđức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảngviên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoàimặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cảmang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy. Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiệnnhững “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướpcủa cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếmruộng đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó là sự đingược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tưtưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Ngườiviết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trởvề cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “cácmôn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thếnào”.Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương
Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lựcthực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâmnhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuấthiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v… Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại mộtcách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào nhữngđiều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ chosự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vàosự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chỉnh thể. Chỉnh thể tư tưởng Hồ Chí Minh tạo ra một hệ giá trị với mộthệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa cách mạng Việt Nam. Nói theo tinh thần nhiều nhà khoa học vàchính khách trên thế giới thì tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu nhưmột học thuyết, bao gồm một hệ thống những luận điểm được xâydựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí,nguyện vọng của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam và hiệnthân cho khát vọng của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội. Những quan điểm, quan niệm của Hồ Chí Minh trên nhiềulĩnh vực phản ánh sự nhất quán, xuyên suốt từ cách mạng giảiphóng dân tộc đến cách mạng XHCN, với nội dung cốt lõi là độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và pháttriển chủ nghĩa Marx - Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Từ những năm hai mươi đến tận cuối đời, Hồ Chí Minh đãnhiều lần nhấn mạnh chủ nghĩa Marx - Lenin là chân chính nhất,chắc chắn nhất, cách mạng nhất; là cái cẩm nang thần kỳ; là mặttrời soi sáng con đường cách mạng của các dân tộc; là vũ khí tưtưởng không thể gì thay thế được... Người khẳng định chúng tagiành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, trong đó cần phải nhấnmạnh là "do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưngvận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tế Việt Nam" (Hồ
Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, T12, Tr 476). Dân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chủnghĩa yêu nước là một động lực lớn; là tinh thần đoàn kết, tự tôndân tộc, lòng nhân ái khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo... Việt
Nam dưới thời Pháp thống trị là một thuộc địa nửa phong kiến,trong đó mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu. Hồ Chí Minh chỉ rõ,thuộc địa không phải như nhiều người tưởng, đó chẳng qua "chỉ làmột xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh và mấyngười khác mầu da". Ngược lại, "đằng sau sự phục tùng tiêu cực,người Ðông Dương giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét vàsẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến". Theo Người, "nọcđộc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ởthuộc địa hơn là ở chính quốc" (Sđd, t1, tr 274). Do: +Nhận thức về vấn đề thuộc địa như vậy là một sáng tạo lớncủa Hồ Chí Minh. Trong điều kiện đó, Hồ Chí Minh đã phát triểnhủ nghĩa Marx - Lenin, không phải đặt nhiệm vụ giải phóng giaicấp lên trước, mà là giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Người đãphát triển nhận thức từ chỗ làm cách mạng tư sản dân quyền(1930), cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: Phản đế vàđiền địa, đến chỗ cuộc cách mạng tập trung giải quyết một vấn đềcần kíp "dân tộc giải phóng" (1941). Nghị quyết Trung ương VIII(5-1941) do Người chủ trì khẳng định: "Chưa chủ trương làm cáchmạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóngdân tộc" (Văn kiện Ðảng toàn tập, t7, Nxb CTQG, 2000, tr119). +Xuất phát từ thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng địnhcách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có khả năng chủ độnggiành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác độngtrở lại cách mạng chính quốc. Như vậy, nhận thức và cách giảiquyết của Hồ Chí Minh góp phần bổ sung làm phong phú lý luận
Marx - Lenin về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộcđịa. Hồ Chí Minh còn có nhiều vận dụng sáng tạo khác như việcthành lập Ðảng Cộng sản ở nước thuộc địa; đại đoàn kết tất cảmọi công dân nước Việt trên cơ sở lực lượng nền tảng là công,nông; dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện các nướcvốn là thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học-kỹ thuậtkém phát triển, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tưbản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh xác định rõ phải phát huy nội lực,"đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" (cả trong sự nghiệp giành độclập và xây dựng CNXH), đồng thời tranh thủ ngoại lực và kết hợpcả hai loại sức mạnh đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống văn hóahàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, chắt lọc tinh hoa văn hóanhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt rễ sâu xa từ truyền thốnglịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, một dân tộcđầy những sự tích kỳ diệu trong cuộc trường kỳ chống thiên tai,địch họa. Trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, dân tộc Việt Namlấy nhân nghĩa làm gốc để thắng hung tàn, đề cao bổn phận đối với
Tổ quốc; trọng dân, đề cao dân, khoan dung, hòa hợp. Ðó cũng làtriết lý phương Ðông mà Hồ Chí Minh đã từng nhắc tới: "Dân viquý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Tư tưởng "cầu đồng tồn dị"(tìm nét chung để hạn chế cái khác biệt) là một nét đẹp của văn hóaphương Ðông mà có lúc Hồ Chí Minh đã nhắc nhở đồng bào theotinh thần đó: "Dân ta xin nhớ chữ đồng Ðồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh" Hồ Chí Minh đã chắt lọc từ văn hóa dân tộc, phương Ðông vàphương Tây khát vọng hòa bình của con người, xây đắp một nềnvăn hóa hòa bình: Người hiện thân cho lý tưởng chung của nhânloại: Ðộc lập, tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc. Phương pháp Hồ Chí Minh. Với tư cách là chủ thể, Hồ Chí
Minh không những là một nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiêntài, nhà tổ chức vĩ đại mà ở Người còn nhuần nhuyễn về phươngpháp, đặc biệt là phương pháp cách mạng. Về lĩnh vực này, thếgiới coi Người là bậc thầy. Phương pháp Hồ Chí Minh không chỉ làmột khoa học, mà còn là một nghệ thuật. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởngvà phương pháp hòa quyện vào nhau. Từ phương pháp luận, Hồ
Chí Minh có những phương pháp hành động cụ thể đạt hiệu quảcao trong mọi tình huống. Phương pháp Hồ Chí Minh xuất phát từtruyền thống và thực tiễn Việt Nam dưới ánh sáng chủ nghĩa Marx- Lenin; từ cái tâm, cái đức, trí tuệ, bản lĩnh và niềm tin vào nhândân, vào thắng lợi của cách mạng không gì lay chuyển được của
Người. Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, luôn kếthợp một cách tài tình lý luận với thực tiễn trên tinh thần "Dĩ bấtbiến ứng vạn biến". Do đó Người có khả năng lôi cuốn, quy tụ mọingười Việt Nam, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.Người giải quyết thành công mối quan hệ thời - thế - lực; thiênthời - địa lợi - nhân hòa... Hồ Chí Minh nổi bật là một anh hùng giải phóng dân tộc, danhnhân văn hóa thế giới. Chất "anh hùng" và chất "văn hóa" luôn hòaquyện, thống nhất với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối đúng đắn củaÐảng là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70năm qua, là tài sản tinh thần vô giá tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổimới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Mi-ghenÐê-xtê-pha-nô, giáo sư, cố vấn Viện nghiên cứu Á châu (Cuba) đãviết: "Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ. Người làmột con người kỳ diệu cho tất cả mọi thời đại. Tất cả nhữngngười Cuba, tất cả những người có lương tri trên thế giới nhìnthấy ở Nguyễn Ái Quốc -Người yêu nước", ở Hồ Chí Minh -"Người chiếu sáng", ở Bác Hồ "Vị Chủ tịch kính yêu". Trong công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh, tinhthần sáng tạo, đổi mới, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợpchặt chẽ lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm theo nguyên tắc"Dĩ bất biến ứng vạn biến" với ý thức phục vụ nhân dân cao nhất.Triết lý phát triển Hồ Chí Minh cũng chính là triết lý phát triển Việt
Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáodục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và nhân dịp kỷniệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát độngtổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh.Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổchức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nềnnếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xãhội ta. Chỉ thị của Ban Bí thư đã được toàn Ðảng, toàn dân, toàn quânta đón nhận và tổ chức thực hiện với tinh thần tin tưởng, phấnkhởi, hào hứng. Hơn một năm qua, các cấp, các ngành, các địaphương, đơn vị đã quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 23-CT/TW, tổ chứcđợt giáo dục, tuyên truyền sâu rộng, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh trong Ðảng và toàn xã hội. Hoạt động nghiên cứu, tuyêntruyền, giáo dục, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tổ chứcvới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo và rộng khắp 64tỉnh, thành trong cả nước, trong mọi tổ chức, đoàn thể, thu hút đôngđảo mọi lứa tuổi, mọi đối tượng tham gia. Nhiều công trình, đề tàikhoa học, hàng chục cuốn sách và tài liệu nghiên cứu, tuyên truyềntư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi.Hàng trăm nghìn lớp học được tổ chức, thu hút hàng chục triệungười tham gia học tập, nghiên cứu 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ
Chí Minh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên lĩnh vựcvăn học, nghệ thuật, nhiều tác phẩm văn học, báo chí, tuyên truyềnvề cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minhđã được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài. Ðây là lần đầu Ðảng ta phát động và tổ chức đợt nghiên cứu,tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với quy mô rộng lớnvà được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học. Ðặcbiệt là, cùng với việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng
Minh trong toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta tất nhiên khó tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót. Ðiều dễ nhận thấy là còn ít cáccông trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,báo chí ngang tầm với tư tưởng và sự nghiệp của Bác và đòi hỏicủa thực tiễn hiện nay. Tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sángtạo của Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu đầy đủ sâu sắc. Tưtưởng của Người chưa được vận dụng một cách toàn diện và gắnchặt với những lĩnh vực cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng tổchức, đơn vị. Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của Ngườiđược tổ chức trên diện rộng nhưng chưa thật sâu; lan tỏa songchưa tạo được sự chuyển biến thật sự trong hành động của cán bộ,đảng viên và nhân dân. Phải chăng vì nội dung nghiên cứu, tuyêntruyền, giáo dục chưa được chuẩn bị thật công phu từ cơ sở; hìnhthức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục ở nhiều nơi còn đơngiản, xuôi chiều. Tính khoa học, tính chiến đấu trong tuyên truyền,giáo dục chưa thật sâu sắc. Một bộ phận cán bộ làm công tácnghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất làở cơ sở, chất lượng còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầunhiệm vụ. Ðể đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và nguyện vọngcủa đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, để xứng đáng vớicông lao to lớn của Bác Hồ và tầm tư tưởng vĩ đại của Người,nghiên cứu công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minhcần phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, tiến xa hơn nữa trongthời gian tới.

Bạn đang xem: Cơ Sở Lí Luận Tinh Hoa Văn Hóa Nhân Loại :Nhân Loại Học Văn Hóa


Diễn đàn văn hóa Văn hóa Nghệ thuật Thông tin tư liệu Tin tức Xây dựng đời sống văn hóa Thế giới nghệ thuật
*

Diễn đàn văn hóa Văn hóa Nghệ thuật Thông tin tư liệu Tin tức Xây dựng đời sống văn hóa Thế giới nghệ thuật

Trung ương và địa phương đã chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, thu được kết quả nhất định cả bề rộng lẫn chiều sâu, song phương và đa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới.

1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế về văn hóa

Các nhà nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận để định nghĩa về hội nhập quốc tế. Tôi đồng tình với định nghĩa sau: “Hội nhập quốc tếlà quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó” <7>.

Hội nhập quốc tế về văn hóa được hiểu là sự chủ động của một quốc gia liên kết, xây dựng các mối quan hệ văn hóa với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để giao lưu, hợp tác thông qua các thể chế (cam kết, nghị định, công ước...) song phương và đa phương, tôn trọng, học hỏi lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm chia sẻ các giá trị văn hóa của nhau làm nền tảng cho các loại hình hội nhập quốc tế khác.

Các nhà lý luận Mácxít đưa ra luận điểm về tính dân tộc và tính quốc tế trong sự phát triển văn hóa của mỗi dân tộc. Không có một dân tộc nào mà văn hóa của mình lại phát triển cô lập với văn hóa dân tộc khác. Sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa của các dân tộc là quy luật của lịch sử văn hóa. Vấn đề đặt ra là văn hóa ở mỗi quốc gia chủ động giao lưu, hợp tác, hội nhập quốc tế về văn hóa như thế nào.

Cuối thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới gia tăng việc tận dụng và phát huy “sức mạnh mềm” của quốc gia trong chiến lược phát triển, hội nhập quốc tế, trở thành trào lưu phát triển trên thế giới. “Sức mạnh mềm” là một khái niệm do giáo sư người Mỹ là Joseph Samuel Nye đưa ra trong một cuốn sách xuất bản năm 1990. Sau đó, khái niệm này được sử dụng rộng rãi ở các nước. Sức mạnh mềm được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục, không phải là áp đặt, cưỡng chế, nghĩa là việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những thứ mình muốn. Sức mạnh mềm văn hóa là các giá trị văn hóa, con người, thể chế của quốc gia, tạo nên sự hấp dẫn, sức lan tỏa có khả năng ảnh hưởng, thu hút của một quốc gia này đối với quốc gia khác nhằm đạt được lợi ích thông qua các hoạt động văn hóa. Di sản văn hóa dân tộc ngày càng được coi trọng, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Các quốc gia ngày càng đề cao việc bảo vệ và phát huy tính đặc thù, bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời với tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại trong quá trình toàn cầu hóa.

Thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, trong đó có toàn cầu hóa về văn hóa, mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày một gia tăng, thu hút các quốc gia tham gia vào các hoạt động do các tổ chức quốc tế và khu vực khởi xướng. Toàn cầu hóa tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tiên liệu những vấn đề mới xuất hiện để tranh thủ cơ hội, hóa giải thách thức, tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Đây là xu hướng có tính tất yếu khách quan nhằm tranh thủ tối đa sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại cho lợi ích và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Từ chối hội nhập quốc tế đồng nghĩa với cản trở phát triển dẫn đến sự tụt hậu của quốc gia trong sự phát triển chung của nhân loại.

Quan điểm trên là cơ sở để năm 2014, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước chính thức đưa ra nhiệm vụ chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại.

*

Tiết mục múa của các nghệ sĩ Hàn Quốc tại Festival Huế - Ảnh: Nguyễn Thanh Hà

2. Định hướng của Đảng chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Thực hiện công cuộc đổi mới, để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế về văn hóa, từ năm 2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, với tinh thần: “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc” <4>.

Định hướng chủ động hội nhập quốctế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại được thể hiện rõ trong các văn kiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng gồm các nội dung cụ thể dưới đây:

Một là, Nghị quyết Trung ương 9 nêu tư tưởng chỉ đạo chung là “Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc <1, tr.20>. Đại hội XIII chỉ rõ mục tiêu cần đạt được là “Xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế” <2, tr.147>. Giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước để học hỏi, tiếp nhận làm giàu văn hóa dân tộc trên tinh thần “Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam” <2, tr.147>.

Hai là, chủ động hội nhập quốctế về văn hóa cần phát huy mọi nguồn lực văn hóa để nâng tầm, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, lấy nhân tố văn hóa của các tầng lớp nhân dân ở trong nước làm sức mạnh nội sinh quyết định chiều hướng phát triển kết hợp nhân tố văn hóa của Việt kiều ở ngoài nước, khuyến khích Việt kiều hội nhập, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI xác định nhiệm vụ: “Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam” <1, tr.20>.

Ba là, truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài là để người nước ngoài hiểu đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, nhất là công cuộc đổi mới đất nước, “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước <2, tr.101>. Hiện nay, chúng ta có trên 4 triệu Việt kiều sinh sống ở nước ngoài. Chủ trương của Đảng là bà con Việt kiều ở nước ngoài giữ gìn được truyền thống văn hóa của dân tộc, trọng tâm là tiếng nói và chữ viết. Càng nhiều Việt kiều biết tiếng Việt, càng nhiều người nước ngoài sinh sống và làm ăn tại Việt Nam biết tiếng Việt, đó là nguồn vốn quý giá và là điều kiện, cơ hội để họ tham gia vào việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đề ra nhiệm vụ: “Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài” <1, tr.20>.

Bốn là, quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa, nước ta có nhiều cơ hội tranh thủ được nguồn lực của các nước, trong đó có Việt kiều yêu nước, luôn hướng về tổ quốc, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, cách thức hoạt động sáng tạo... nhưng cũng phải đối diện với nhiều thách thức như truyền bá quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước; ảnh hưởng của lối sống thực dụng, đồi trụy, cá nhân cực đoan, tự do “vô chính phủ”; nguy cơ biến dạng, lai căng, mất bản sắc văn hóa dân tộc; tụt hậu công nghệ... Những năm sau đổi mới, chúng ta đã kiên định phương chân “Đổi mới không đổi màu”, “Hòa nhập không hòa tan”. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa sống còn đối với nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mặt khác phải chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu có nền văn hóa dân tộc, đưa văn hóa dân tộc lên tầm cao mới hòa vào dòng chảy văn minh nhân loại. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI yêu cầu: “Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa” <1, tr.20>. Các thế lực thù địch chế độ xã hội chủ nghĩa tìm mọi thủ đoạn tác động nhằm chuyển hóa tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống con người Việt Nam. Văn hóa, con người Việt Nam có bị chuyển hóa theo ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch chống phá chế độ ta hay không phụ thuộc vào bản lĩnh chính trị, khả năng “tự miễn dịch”, năng lực tự vệ của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do vậy, chúng ta phải tiên liệu trước những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa. Báo cáo chính trị Đại hội XIII chủ trương: “chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại” <2, tr.147>.

Năm là, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI nêu ra quan điểm: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng” <1, tr.14>. Hội nhập quốc tế về văn hóa chỉ có thể mang lại hiệu quả cao khi Nhà nước thực sự trở thành “Bà đỡ”, với tư cách là chủ thể đại diện cho nhân dân quản lý xã hội, phát triển văn hóa, trong đó có văn hóa đối ngoại. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ chế, chính sách và cung cấp, hỗ trợ nguồn lực vật chất, con người cho hoạt động văn hóa đối ngoại phát triển. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đề xuất nhiệm vụ: “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài” <1, tr.20>, từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới.

Những chủ trương, tư tưởng chỉ đạo nêu trên của Đảng là cơ sở pháp lý để Nhà nước chủ động ban hành các chính sách, pháp luật về giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa.

3. Đánh giá việc chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

3.1. Một số kết quả

Trung ương và địa phương đã chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, thu được kết quả nhất định cả bề rộng lẫn chiều sâu, song phương và đa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới.

Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Trung ương 9, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết đinh số 1755/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với quan điểm: “Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huybản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế” <5>.

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, chương trình giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước trên nguyên tắc tin cậy, tăng cường hiểu biết văn hóa của nhau, tuân thủ pháp luật của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, công nhận toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bầu trời, biển đảo và chế độ chính trị xã hội. Thông qua các hiệp định, chương trình văn hóa, Việt Nam đã tổ chức Ngày văn hóa, Tuần văn hóa, Lễ hội văn hóa - du lịch Việt Nam… ở nhiều nước nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nhiều nước trên thế giới cũng đã chủ động tổ chức Ngày văn hóa, Tuần văn hóa của nước họ ở Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, đất nước, con người của nhau. Một số nước liên tục tổ chức sự kiện văn hóa thường niên ở Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Nga… Xuất hiện chức danh mới trên lĩnh vực văn hóa, là đại sứ văn hóa của mỗi nước. Những sứ giả này có vai trò kết nối, lan tỏa các giá trị văn hóa của mỗi quốc gia.

Việt Nam đã chủ động tổ chức các sinh hoạt văn hóa ở một số trung tâm văn hóa ở nước ngoài như Trung tâm văn hóa Việt Nam ở Pháp, Lào…, đồng thời Nhà nước cho phép nước ngoài mở trung tâm văn hóa ở Việt Nam như Trung tâm văn hóa Pháp, Viện Gớt (Đức), Viện Khổng Tử (Trung Quốc)…. Nhiều tổ chức sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm; tổ chức nghiên cứu văn hóa, hoạt động xã hội về văn hóa phi lợi nhuận của nước ngoài được đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam.

Việt Nam chủ động tham gia là thành viên và tích cực thực thi các công ước quốc tế liên quan đến văn hóa, con người do Liên hiệp Quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc đề xướng như Công ước về quyền con người, Công ước quyền trẻ em, Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể… Tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao lớn do tổ chức khu vực và quốc tế tổ chức. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế tổ chức các sự kiện văn hóa ở Việt Nam, như: Liên hoan phim quốc tế; các trận giao lưu, thi đấu bóng đá quốc tế: Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (VESAK)… Nhiều lễ hội văn hóa du lịch có sự tham gia của các nước trên thế giới như: Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; lễ hội hoa quốc tế Đà Lạt; Festival Huế; Lễ hội cồng chiêng quốc tế Gia Lai; Lễ hội Cà phê quốc tế Ban Mê Thuột; Lễ hội trà quốc tế Thái Nguyên…

Nhiều cơ quan tổ chức nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp đã chủ động tham gia và là thành viên có trách nhiệm trong nhiều tổ chức quốc tế. Ví dụ: Cục Di sản văn hóa và các bảo tàng: Hồ Chí Minh, Cách mạng Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Mỹ thuật Việt Nam, Dân tộc học Việt Nam, Địa chất Việt Nam, Chứng tích chiến tranh, Hải dương học Việt Nam là thành viên của ICOM (Hội đồng Bảo tàng Quốc tế). Thư viện quốc gia Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Liên hiệp Quốc tế các hội và cơ quan thư viện thế giới (IFLA) và Hiệp hội Thư viện Đông Nam Á (CONSAL)…

Hợp tác với các nước đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật có khởi sắc. Các cơ sở giáo dục đào tạo về văn hóa ở Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thư, chương trình hợp tác, biên bản ghi nhớ về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục văn hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng quốc tế.

Trên tinh thần “khép lại quá khứ hướng tới tương lai”, Nhà nước có chính sách thu hút Việt kiều ở các nước mang tài năng, trí tuệ, công sức đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài đã về nước đầu tư và tham gia vào các dự án phát triển văn hóa.

Ban hành chính sách về thuế, về trợ giá cước vận chuyển giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, chủ động hơn trong việc đưa các sản phẩm văn hóa tốt của nước ta đến các thị trường văn hóa các nước trên thế giới, nhất là đến các thị trường trọng điểm ở các nước lớn, các nước có đông Việt kiều sinh sống. Sử dụng chính sách thuế hạn chế các sản phẩm văn hóa không khuyến khích lưu hành ở Việt Nam.

Hoạt động thông tin đối ngoại, nhanh nhạy, tin bài phong phú, đa dạng, phản ánh kịp thời các sự kiện và quan hệ quốc tế về văn hóa, giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại (1), phản bác quan điểm, thông tin sai trái, khẳng định thành tựu đổi mới đất nước, góp phần tích cực xây dựng văn hóa và con người.

Ý thức của người dân bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương quan tâm hoạt động giao lưu văn hóa nhân dân ở vùng biên giới, góp phần giữ gìn an ninh chính trị.

Tích cực cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian kiểm duyệt, làm thủ tục khai báo và cấp phép xuất, nhập khẩu sản phẩm văn hóa. Phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sản phẩm văn hóa độc hại không phù hợp thuần phong mĩ tục của dân tộc, xuất nhập khẩu trái phép.

Phát huy vai trò của các Đại sứ quán Việt Nam thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thân thiện thu hút khách du lịch.

3.2. Một số hạn chế, yếu kém

Tuy đạt được một số kết quả nêu trên nhưng việc tổ chức thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam kết quả còn khiêm tốn. Nhập siêu văn hóa kéo dài. Mức đầu tư của Trung ương và địa phương cho văn hóa đối ngoại còn thấp. Nhìn chung, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam chất lượng chưa cao nên khó hội nhập vào thị trường văn hóa thế giới. Việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài mới ở một số địa bàn, khu vực. Việc quản lý khách du lịch và hoạt động văn hóa nghệ thuật của một số tổ chức, trung tâm văn hóa nước ngoài còn bị động. Nhiều cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương giới thiệu, quảng bá phim ảnh, chương trình, sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật thiếu chọn lọc. Công tác quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm chưa chặt chẽ dẫn đến để lọt sản phẩm văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc, tác động tiêu cực đến nhận thức thẩm mỹ của công chúng, làm cho một số hoạt động văn hóa, văn nghệ bị lai căng, mất bản sắc. Một số sự kiện văn hóa quốc tế bị “thương mại hóa” chưa coi trọng chất lượng nội dung và nghệ thuật. Một bộ phận cán bộ, nhân dân có tâm lý sính ngoại, tiêu dùng sản phẩm văn hóa cũng như tiếp nhận lối sống thiếu chọn lọc, ảnh hưởng đến giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và xây dựng con người trước thách thức toàn cầu hóa. Chưa có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời phát triển văn hóa đối ngoại trong ứng phó và thích nghi với đại dịch COVID-19.

4. Một số đề xuất tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

4.1. Đại dịch COVID-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đe dọa tính mệnh của người dân, ảnh hưởng đến mọi quốc gia, làm đảo lộn phương thức sản xuất, kinh doanh, học tập, hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí. Cho dù Nhà nước đang nới lỏng giãn cách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhưng văn hóa vẫn là một lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề khi mà mọi hoạt động tụ tập đông người phải tạm dừng ở nơi có dịch. Từ đầu năm 2000 đến nay, hầu hết các đơn vị văn hóa, nghệ thuật đã nỗ lực tìm kiếm cách thức hoạt động mới, nhất là tận dụng công nghệ số, không gian mạng để giới thiệu, quảng bá tác phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân nhưng hiệu quả xã hội còn rất khiêm tốn. Tình hình trên dẫn đến hoạt động văn hóa đối ngoại, hội nhập quốc tế về văn hóa gặp rất nhiều khó khăn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta vừa phải chống dịch vừa phải từng bước thích nghi chung sống với dịch bệnh để tồn tại, phát triển. Do vậy, Đảng ta cần khảo sát nắm tình hình, tổng kết thực tiễn hoạt động văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch để sớm có văn bản chỉ đạo, định hướng hoạt động văn hóa đối ngoại, hội nhập quốc tế về văn hóa cho phù hợp.

Đã đến lúc Đảng cần đúc rút đưa ra một số quan điểm mới chỉ đạo sự hội nhập quốc tế về văn hóa để văn hóa Việt Nam tận dụng thời cơ, hóa giải thách thức, chủ động thích ứng hòa vào dòng chảy văn minh nhân loại và thích nghi với đại dịch COVID-19.

4.2. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt rất kịp thời Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để chủ trương chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đi nhanh vào cuộc sống. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 nên nhiều hoạt động văn hóa ở trong nước và ra nước ngoài đều bị chững lại. Nhiều công việc cần phải làm trong các Chiến lược nêu trên chưa thể triển khai nên không đạt được tiến độ đề ra. Ví dụ: nhiệm vụ thành lập một số trung tâm vănhóaở một số địa bàn trọngđiểmtrên thế giới và xây dựng trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Vì vậy, Thủ tướng cần sớm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát bổ sung, điều chỉnh các đầu việc và tiến độ thực hiện cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Với kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, công nghệ chưa tân tiến, trình độ chuyên môn thiếu tính chuyên nghiệp nên một số ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta rất khó khăn hội nhập vào thị trường văn hóa thế giới. Cho nên, Nhà nước cần tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện để có sự chuyển biến mạnh mẽ một số ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam có ưu thế như du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình, điện ảnh... để có thể từng bước hòa nhập với thế giới, thiết thực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

4.3. Phát huy sức mạnh mềm văn hóa, coi trọng nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thời gian tới, Đảng cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong hệ thống chính trị khẩn trương đầu tư công sức, trí tuệ hoàn thiện, bổ sung quan điểm về con người. Trước mắt nhanh chóng đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế làm cơ sở hoàn thiện, bổ sung quan điểm về con người. Hệ giá trị chuẩn con người Việt Nam chính là nguồn vốn và là hình ảnh của dân tộc, quốc gia Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội, giữ gìn môi trường và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Lịch sử đã chứng minh, bất luận một chế độ chính trị nào cũng đều cố gắng xây dựng một hệ giá trị con người của chế độ ấy làm chuẩn mực giá trị điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Nếu không tạo dựng được hệ giá trị chuẩn con người trong xã hội sẽ dẫn đến loạn chuẩn, cản trở phát huy sức mạnh mềm của văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa.

4.4. Với sứ mệnh là “Bà đỡ” cho văn hóa, trong đó có văn hóa đối ngoại phát triển, Nhà nước cần nhanh chóng thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật các quan điểm, nhiệm vụ của Đảng về chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Rà soát những chính sách đã có và chủ động xây dựng, ban hành những chính sách mới phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ưu tiên cho các chính sách: ưu đãi đưa sản phẩm văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; thu hút tài lực của Việt kiều, tạo điều kiện thuận lợi để họ và các tổ chức quốc tế đầu tư trí tuệ, nguồn vốn phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước đổi mới, con người Việt Nam thân thiện, năng động, trách nhiệm; tôn vinh những tổ chức, cá nhân có đóng góp công sức, tài năng, trí tuệ, tài chính thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa.

4.5. Xử lý kịp thời những thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa, bảo đảm an ninh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tăng sức đề kháng của mỗi người dân ngăn chặn, tẩy chay các sản phẩm văn hóa, thông tin độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta, nhất là trên mạng internet, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, “quyền lực mềm” của quốc gia trong các quan hệ quốc tế.

4.6. Nắm bắt xu hướng phát triển văn hóa trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng thành tựu công nghệ số để chủ động đổi mới các hoạt động văn hóa đối ngoại, tăng cường tiềm lực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia và các trung tâm, thành phố sáng tạo, tạo tiền đề vững chắc cho hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Xem thêm: Sách Giải Ngữ Văn Lớp 10 Tất Cả Các Bài, Ngữ Văn 10, Tổng Hợp Văn Mẫu Hay Nhất

Kết luận

Những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đã trang bị nhận thức, tạo cơ sở pháp lý vững chắc phát huy mọi năng lực sáng tạo, tranh thủ mọi nguồn vốn trong, ngoài nước cho phát triển văn hóa đối ngoại, để văn hóa thực sự là “sức mạnh mềm” của quốc gia trong các quan hệ quốc tế, đóng góp có hiệu quả vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện.