(Tổ Quốc) - S
E1;ng ng
EA;n hiệp VHNT H
E0; Nội ( 19 H
E0;ng Buồm, H
E0; Nội) đ
E3; diễn ra tọa đ
E0;m "Sức sống m
F9;a xu
E2;n trong văn học trẻ H
E0; Nội".
Đây là hoạt động văn học do CLB Văn học trẻ Hà Nội kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu chuyển động mới trong sáng tạo văn chương và các tác phẩm và các tác phẩm: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học của một số cây bút trẻ đang được dư luận văn chương ghi nhận.
Bạn đang xem: Kỳ vọng nét mới văn học trẻ online
Buổi tọa đàm dưới sự chủ trì nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, Ủy viên BCH trưởng ban sáng tác, trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Hà Nội; nhà văn Vinh Huỳnh, nhà thơ Đặng Thiên Sơn.
Tọa đàm tập trung vào hai cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nhật Phi với "Thị trấn mùa đông" và nhà văn Đức Anh với "Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời".
Toàn cảnh tọa đàm (ảnh: nguoihanoi.com.vn)
Điểm chung của hai tác phẩm này là đều là tiểu thuyết giả tưởng. Tuy nhiên "Thị trấn mùa đông" là một sự thách thức với độc giả khi tác giả đã kiến tạo nên một thị trấn giả tưởng với những quy chế xã hội riêng, màu sắc không khí riêng, đời sống riêng. Người đọc có thể hình dung như đang ở một xứ sở xa xôi thậm chí là hành tinh khác. Đặc biệt nếu bỏ tên tác giả hay thay bằng tên tác giả ngoại dễ khiến người đọc nhầm với truyện nước ngoài bởi tuyến nhân vật hầu hết đều mang tên ngoại.
"Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời" là tác phẩm giả tưởng viết về thế giới của những người có khả năng trải nghiệm hai cuộc đời một lúc, hai thân xác chung một linh hồn. Giống như tính hai mặt của sự vật, con người cũng vậy, con người vốn phải chịu thế đứng mắc kẹt, thậm chí mâu thuẫn xung đột giữa linh hồn và thể xác, giữa giới tính nam và nữ, giữa tuổi thơ và già cả, giữa sự ích kỷ (nguồn gốc của cái ác) và thiện lương…. Qua tác phẩm nhà văn muốn đặt ra những nghi vấn về bản ngã trong sự hữu hạn của đời người và nhắn nhủ một thông điệp: dù cuộc sống có thế nào thì người ta cũng phải chịu trách nhiệm với chính tồn tại sống của mình
Chương trình còn có sự góp mặt của cây bút văn xuôi nữ Hiền Trang với tập tiểu luận "Tại sao ta yêu?" bao gồm bộ sưu tập chân dung các văn nghệ sỹ lớn trên thế giới được nhà văn viết bằng sự rung cảm của tình yêu nghệ thuật với sự tận hưởng cái đẹp từ các tác phẩm mà các nghệ sỹ đã cống hiến cho nhân loại. Với kiến văn sâu rộng và bút pháp bay bổng, lịch lãm, duy cảm và duy mỹ tác phẩm như áng thơ về những người nổi tiếng
Đại diện Hội Nhà văn Hà Nội, Ủy viên BCH Hội, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thể hiện hi vọng và tin tưởng vào thế hệ nhà văn trẻ. Nhấn mạnh về 3 tác phẩm được giới thiệu tại tọa đàm, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, bằng những không gian khác, thế giới khác, các tác giả trẻ buộc chúng ta phải có một cách đọc khác.
Vấn đề trải nghiệm và tưởng tượng cũng được đặt ra tại tọa đàm. Nhiều ý kiến cho rằng, thế hệ trẻ hiện nay có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức thông qua nhiều nguồn như sách, báo, internet... Do đó khi viết văn, các cây bút trẻ có thể dùng vốn sống, trải nghiệm và trí tưởng tượng của vào tác phẩm văn học.
Hội Nhà văn Hà Nội cùng Câu lạc bộ Văn học trẻ Hà Nội vừa có buổi sinh hoạt “Sức sống mùa xuân trong văn học trẻ Hà Nội”. ![]() |
Giới thiệu một chương trình giao lưu mới đây với nhà văn trẻ Hiền Trang. |
Tại đây, một vấn đề bức thiết được đặt ra, rằng sống bằng nghề viết như thế nào được nhiều nhà văn đi trước và các cây bút trẻ quan tâm. Nhà văn trẻ Hiền Trang chia sẻ: “Đến bây giờ, tôi là một người viết chuyên nghiệp và sống bằng nghề viết. Dù ban đầu đây là việc tay trái. Ngoài viết văn, tôi cũng viết những bài bình luận cho các báo, tạp chí. Tôi nghĩ, nhà văn có thể tạo ra nhiều mối quan hệ để dịch sách, làm diễn giả. Hoặc cộng tác giới thiệu sách với các đơn vị làm sách”.
Hiền Trang sinh năm 1993, vốn học ngành ngoại thương, đã có sáu tác phẩm được chú ý, cùng giải B Giải thưởng văn học Đoàn Thị Điểm cho tiểu thuyết “Bức tranh cô gái khỏa thân và cây vĩ cầm đỏ”, giải ba và giải tư văn học tuổi 20 lần thứ 6 và thứ 7. TS Trần Ngọc Hiếu (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) từng nhận định: “Hiền Trang được nhắc đến trong nhiều vai trò liên quan đến chữ nghĩa, một nhà văn, một dịch giả, một diễn giả…”. Điều này cho thấy sự chuyển động không ngừng của các tác giả trẻ nói chung và Hiền Trang nói riêng, không chỉ trong sáng tác văn thơ mà còn trong sự khai phá chính bản thân mình. Với nhà văn trẻ Nhật Phi, anh mong muốn đem đến cho độc giả một không gian khác, nơi mà người đọc được thỏa sức với trí tưởng tượng của mình. Đó chính là dòng văn học giả tưởng. Sau “Người ngủ thuê” từng được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi “Văn học tuổi 20” lần thứ 5, tiểu thuyết “Thị trấn mùa đông” của Nhật Phi được đánh giá đã thể hiện sức tưởng tượng mạnh mẽ.
Xem thêm: Giải công nghệ 8 bài 56 trang 193 sgk công nghệ 8, thực hành bài 56 trang 193 sgk công nghệ 8
Cũng như Nhật Phi, Đức Anh, nhà văn trẻ bước vào dòng văn học trinh thám, cùng lối viết giả tưởng trong tiểu thuyết mới ra mắt: “Nhân sinh kép”. Nhưng chất hiện thực ở lối sống, con người lại rất rõ ràng và được xử lý khéo léo. Cùng với đó là giọng văn nhuần nhuyễn, dễ đi vào lòng người đọc, “khẳng định tính trinh thám thuần túy của người Việt”. Bạn đọc Lương Đặng chia sẻ: “Đức Anh đã xử lý tác phẩm của mình rất chắc tay. Lồng ghép tự nhiên vào tác phẩm những tư tưởng triết học phức tạp, những dự báo về tương lai, sắp đặt khéo léo các điểm thắt mở, chọn lựa những hình ảnh gợi cảm xúc mạnh cho người đọc”.
Tuy nhiên, phương thức sáng tạo giả tưởng cũng đặt ra câu hỏi phải chăng các tác giả trẻ muốn trốn chạy khỏi đời sống hiện thực? Nhà thơ Đặng Thiên Sơn lý giải: Chúng ta cứ tưởng tượng nếu một “cánh đồng” mà cày đi cày lại, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì ngôn ngữ cũng sẽ bị hạn chế. Ngược lại, khi các bạn mở ra một không gian mới, một giả tưởng mới thì sẽ tạo nên sự khai phóng về ngôn ngữ. Thứ hai là về trải nghiệm không gian. Nhiều bạn ít đi hơn và không thể bỏ công ty ba-năm ngày để đi thực tế xa xôi nhằm viết hiện thực đời thường. Khi có một không gian riêng của mình, thì các bạn ấy có thể thoải mái viết, thoải mái sáng tạo”.
Với vai trò Phó ban nhà văn trẻ - Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ cũng đề xuất: Mong Hội có thêm nhiều sân chơi hơn cho giới trẻ và nên tổ chức những giải trẻ. Vấn đề kinh tế rất quan trọng, sẽ giúp các em có thể rời khỏi các công việc như chạy xe, giao hàng, từ đó có thời gian đầu tư vào những tác phẩm văn chương đích thực.
Giấc mơ hiện đại hóa sắc phong “Tôi muốn quảng bá vẻ đẹp Việt Nam qua ảnh” Ao ngày cũ Người viết trẻ tìm cách “tỏa hương” Mike không về nhà đêm qua