Công nghệ 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động
Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi Bài 30 trang 102 Công nghệ 8: Quan sát chiếc máy khâu đạp chân ở hình 30.1 và hoàn thành các câu sau:
Trả lời:- chuyển động của bàn đạp: là chuyển động lắc (quay)- chuyển động của thanh truyền: là chuyển động tịnh tiến- chuyển động của vô lăng: chuyển độn quay- chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiếnTrả lời câu hỏi Bài 30 trang 103 Công nghệ 8: Em hãy quan sát hình 30.2 và cho biết:Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?
Trả lời:
Con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến trong giá đỡ 4
Con trượt 3 sẽ đổi hướng chuyển động khi quay hết một nửa đường tròn
Trả lời câu hỏi Bài 30 trang 103 Công nghệ 8: Em hãy cho biết có thể biến đổi chuyển động tính tiến của con trượt thành chuyển động quay tròn của tay quay được không? Khi đó cơ cấu hoạt động ra sao?
Trả lời:
Có thể biến đổi được. Tuy nhiên trong quá trình chuyển động, khi thanh truyền và tay quay duỗi thẳng hoặc chập nhau, thanh truyền sẽ không dẫn động được tay quay. Nhũng vị trí đó được gọi là điểm chết của cơ cấu.Trong thực tế tay quay vẫn vượt qua được vị trị chết nhờ quán tính của nó và bánh đà gắn liền với nó.
Bạn đang xem: Giải công nghệ 8 bài 30
Trả lời câu hỏi Bài 30 trang 104 Công nghệ 8: Quan sát hình 30.3b và cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không? Cơ cấu này thường được dùng trong những máy và thiết bị nào?
Trả lời:
Có thể biến đổi được. Cơ cấu này được dùng nhiều trong máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy
Trả lời câu hỏi Bài 30 trang 105 Công nghệ 8: Em hãy cho biết khi tay quay 1 quay một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?
Trả lời:
Thanh lắc 3 sẽ chuyển động lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó
Trả lời câu hỏi Bài 30 trang 105 Công nghệ 8: Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?
Trả lời:
Không thể biến đổi được
Câu hỏi & Bài tập
Câu 1 trang 105 Công nghệ 8: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt
Trả lời:
Cấu tạo: Gồm tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3, giá đỡ 4
Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá 4
Ứng dụng: máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước...
Câu 2 trang 105 Công nghệ 8: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay - con trượt, bánh răng - thanh răng
Trả lời:
Giống nhau: đều biến chuyển động quay thành tịnh tiến Khác nhau
Tay quay-con trượt | Bánh răng-thanh răng |
- Sử dụng các khớp quay và sự chuyển động phức tạp của thanh BC - Con trượt chỉ có thể chuyển động tịnh tiến qua lại (dao động) | - Sử dụng sự ăn khớp để truyền chuyển động - Thanh răng chỉ có chuyển động tịnh tiến thẳng mà không thể qua lại được - Việc chế tạo bánh răng-thanh răng cũng khó hơn |
Câu 3 trang 105 Công nghệ 8: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng cảu cơ cấu tay quay - thanh lắc
Trả lời:
Cấu tạo: Gồm tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3, giá đỡ 4
Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy
Câu 4 trang 105 Công nghệ 8: Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình
Trong thực tế quanh ta có rất nhiều biến đổi chuyển động, chẳng hạn như từ chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến của kim khâu là một ví dụ của biến đổichuyển động.
Vậy thế nào là biến đổi chuyển động? Tại sao các máy lại cần có cơ cấu biến đổi chuyển động?
Chúng ta sẽ được tìm hiểu vấn đề này rõ hơn ở bài học mới dưới đây. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học -Bài 30: Biến đổi chuyển động
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
1.2. Một số cơ cấu biến đổi
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập bài 30 Công Nghệ 8
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK & Nâng cao
4. Hỏi đáp
Bài 30 Chương 5 Công Nghệ 8
1.1.1. Cơ cấu biến đổi chuyển động
Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động
Các bộ phận của máy thường có dạng chuyển động không giống nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu (Chuyển động quay của máy).
1.1.2. Các loại cơ cấu biến đổi chuyển động:Có hai dạng biến đổi chuyển độngcơ bản là :
Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
1.2.1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
(Cơ cấu tay quay – con trượt)
a. Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính
Tay quay
Thanh truyền
Con trượt
Giá đỡ
Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay
b. Nguyên lí làm việc
Tay quay: Chuyển động quay
Con trượt: Chuyển động tịnh tiến
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 . Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 cùng nằm trên một đường thẳng thì con trượt 3 đổi hướng chuyển động
c. Ứng dụng
Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong….
Ngoài ra còn có:
Cơ cấu bánh răng – thanh răng ( c/đ quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng và ngược lại) dùng ở máy nâng hạ mũi khoan,
Cơ cấu vít - đai ổc trên êtô và bàn ép
Cơ cấu cam cần tịnh tiến ở trong xe máy và ôtô…

(Cơ cấu tay quay thanh lắc)
a.Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính
Tay quay
Thanh truyền
Thanh lắc
Giá đỡ
Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó
Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 nằm trên một đường thẳng thì thanh lắc 3 đổi hướng chuyển động
b.Nguyên lí làm việc
Tay quay chuyển động, thanh lắc chuyển động lắc
c. Ứng dụng
Máy dệt
Máy khâu đạp chân
Xe tự đẩy
Bài 1:
Nêu cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt ?
Hướng dẫn giảiCấu tạo :
1 - Tay quay
2 - Thanh truyền
3 - Con trượt
4 - Giá đỡ
Nguyên lí làm việc:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 .
Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Cơ cấu tay quay- con trượtđược ứng dụng trong các máy và thiết bị như sau:
Cơ cấu pít tông – xi lanh trong Ôtô, xe máy
Máy khâu đạp chân
Thanh răng
Bánh răng
Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng - thanh răng và cơ cấu vít đai ố
Bài 2:Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt , bánh răng -thanh răng ?
Hướng dẫn giảiGiống :đều nhằmđể biếnđổi chuyểnđộng quay thành chuyểnđộng tịnh tiến và ngược lại
Khác nhau : Bánh răng - thanh răng có thể biếnđổi chuyểnđộng quayđều của bánh răng thành chuyểnđộng tịnh tiếnđều của thanh răng và ngược lại .
Tay quay -con trượt : khi tay quayđều con trượt tịnh tiến khôngđều
Bài 3:Trình bày cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc ?
Hướng dẫn giảiCấu tạo:
Tay quay,Thanh truyền,Thanh lắc,Giáđỡ
Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc :
Nếu tay quay là một khâu dẫn, khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
Xem thêm: Giải toán 12 bài 2 - giải bài tập toán 12 bài 2
Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng giađình ?
Hướng dẫn giảiTrong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.