Là những ông bố bà mẹ thông thái, hãy tìm hiểu những cách dạy trẻ thông qua các thí nghiệm vui vẻ để giúp con hiểu hơn về thế giới xung quanh. Bài viết sau của Monkey sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi dễ thực hiện và siêu thú vị.

Bạn đang xem: Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Trẻ Mầm Non


*

Thỏa mãn tò mò

Chúng ta biết rằng trẻ ở độ tuổi thứ 5 luôn có tính tò mò, ham khám phá những điều mới lạ. Chẳng hạn như khi nhìn thấy cầu vồng, trẻ sẽ thắc mắc vì sao nó lại có thể xuất hiện, đó có phải là một cái cầu thật không?... Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, tính ham hiểu biết, mong muốn biết về thế giới xung quanh là do sự tự điều chỉnh cân bằng.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi quá trình tư duy và suy nghĩ có nhiều thay đổi từ cảm giác, vận động đến tư duy tiền thao tác, tư duy tượng trưng. Thông qua đó các con có thể hiểu biết và giải thích được những sự vật xung quanh. Chính vì vậy, để cho bé tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp thỏa mãn tính tò mò, những khúc mắc chưa có câu trả lời trong đầu bé.

ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Phát triển tư duy và năng lực

Hoạt động khám phá khoa học đã trở thành một quá trình quan trọng để bé có thể tích cứ thăm dò, khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Đó là cả một quá trình quan sát, phân loại, thử nghiệm, dự đoán… Đây là chiến lược quan trọng để giúp phát huy năng lực, tư duy của trẻ 5 tuổi.

Khoa học cho bé 5 tuổi không chỉ giúp bổ trợ thêm nhiều kiến thức mới mà còn giúp con trực tiếp trải nghiệm, khám phá những gì bé quan tâm. Chính vì thế, những thí nghiệm khoa học cho bé sẽ giúp con phát triển năng lực trên nhiều khía cạnh.

*

Trẻ 5 tuổi nên biết những gì về khoa học?

Khoa học là sự bao quát rộng lớn của thế giới tự nhiên, có hàng triệu triệu điều mà ngay đến cả những người lớn cũng không thể biết hết. Vậy nên, đối với bé 5 tuổi, cha mẹ cần quan sát, hướng dẫn bé học những khái niệm khoa học để cho bé tạo nên mối liên hệ với môi trường xung quanh.

Sự liên kết

Khoa học cho bé 5 tuổi được xây dựng đơn giản từ sự liên kết thông qua những ý tưởng liên quan. Trong quá trình các con học lắp ghép, mô hình để thiết kế các khối, tòa nhà. Tính chất thử nghiệm và sai, đúng cho các bé biết về những quan hệ, nguyên nhân để cho các khối có sự cân bằng hoặc khối sẽ đổ xuống.

*

Phân biệt vật sống, không sống

Khoa học cho bé 5 tuổi cần thiết và quan trọng chính là dạy cho các con biết về vật sống và vật không sống. Đây là một trong những kiến thức cơ bản mà các con cần có để có tư duy về thế giới xung quanh. Những quan sát về sinh vật có con, có thể chuyển động, phát triển sẽ được trẻ tiếp thu và cảm nhận ở giai đoạn phát triển này.

Hiểu về môi trường

Ba mẹ nên dạy cho các bé hiểu về môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chẳng hạn như “khi trời mưa, tôi cần áo mưa”; tránh xa những mối rủi ro như lửa, vật nóng, động vật nguy hiểm… Bên cạnh đó, những khái niệm về khoa học cũng sẽ được đơn giản hết mức để giải thích cho trẻ.

Ba mẹ cần lưu ý, nếu như ngôn ngữ giải thích không chính xác sẽ khiến chúng hiểu lầm, từ đó các khái niệm sẽ phát triển từ những lỗi đó. Ví dụ bạn có thể giải thích về hiện tượng mặt trời đã lặn thông qua “trái đất đã quay lưng với mặt trời”.

*

Kích thích trí tưởng tượng

Trẻ đang ở độ tuổi quan sát, suy nghĩ về thế giới xung quanh. Thực chất, những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi không cần quá giới hạn và ép buộc trong một khung nhất định. Hãy giải thích giúp các con bất kỳ điều gì mà chúng quan tâm, thắc mắc để kích hoạt trí tưởng tượng của con.

Có thể, bé chưa thể học được hết những ngôn ngữ để giải thích những suy nghĩ của mình. Nhưng những gì bé tưởng tượng, hình dung trong đầu được xem là cuốn “từ điển” để bé có thể giải thích cho bạn bè bằng ngôn ngữ riêng của mình.


Monkey Apps - Giải pháp giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ


Tổng hợp 10 loại đồ chơi thông minh cho bé 5 tuổi được ưa chuộng nhất


Top 15+ trò chơi Trí Tuệ cho bé 5 tuổi giúp con phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn


Thế giới tự nhiên

Thế giới của chúng ta vô cùng rộng lớn, những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi phù hợp là những điều gần gũi với cuộc sống. Hãy cho các con biết về thế giới và các yếu tố trong môi trường tự nhiên như cây cối, đất đá và giải thích cho chúng sự khác biệt đối với những vật nhân tạo.

Bên cạnh đó, có thể dạy cho các con hiểu về một số hiện tượng cơ bản trong tự nhiên như cầu vồng, mưa, ánh sáng, mặt trăng… Tuy nhiên, không cần giải thích quá chi tiết và đi sâu vào những thuật ngữ khó hiểu. Hãy giải thích một cách dễ hiểu và không đặt nặng vấn đề lý thuyết. Bạn cũng không nên bác bỏ những lý thuyết như chú Cuội, Hằng Nga… bởi đây là một phần tuổi thơ của các con.

*

Giải quyết vấn đề

Một trong những kiến thức về khoa học cho bé 5 tuổi chính là cách giải quyết vấn đề. Tuy nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng thực chất là giúp trẻ có thể tự giải quyết những khúc mắc đơn giản của mình. Trẻ ở độ tuổi này chủ yếu dựa vào những gì chúng nhìn thấy trước mắt và chưa có khả năng tư duy trừu tượng.

Chúng cần nhiều kinh nghiệm hơn để rút ra được kiến thức trước khi tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Chẳng hạn như nếu bé không muốn cục đá của mình tan chảy nhanh, cần phải di chuyển nó ra khỏi ánh mặt trời, bởi trước đấy con đã thấy nó tan chảy dưới ánh nắng.

ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Kiến thức về chu kỳ

Kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi không thể thiếu chính là sự thay đổi của một sự vật xảy ra thường xuyên theo chu kỳ. Chẳng hạn như vòng đời của một cái cây, sự thay đổi đó là khuôn mẫu đối với chúng. Trẻ em thông qua đó có thể xác định được vai trò của bản thân trong chu kỳ đó. Chẳng hạn như bé gieo hạt và chăm sóc để giúp cây lớn hơn, bé đã 5 tuổi và sẽ lớn hơn để bước vào độ tuổi tiểu học.

Trẻ em đang tỉ mỉ quan sát mọi thứ xung quanh và học cách “chụp”, “lưu” và “ghi chép” lại qua trí nhớ. Bổ sung những kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi sẽ là cách hỗ trợ tốt nhất cho bé. Với những trải nghiệm đa dạng và cùng ba mẹ khám phá thế giới sẽ giúp bé có nền tảng kiến thức sâu rộng về thế giới đang sống.

*

8+ thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi ba mẹ có thể cùng con làm tại nhà

Thay vì những khái niệm khoa học khô khan, ba mẹ hãy bắt tay ngay vào làm những thí nghiệm để giúp bé hứng thú và yêu thích khoa học. Một số thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi thú vị, đơn giản ngay tại nhà như sau

Thí nghiệm 1: Phân biệt trứng sống, trứng chín

Để giúp bé phân biệt được những quả trứng chín, trứng sống ba mẹ có thể thực hiện theo các bước:

Chuẩn bị: Một quả trứng sống, một quả trứng chín đã để nguội và bút màu.

Cách thực hiện:

Dùng bút màu đánh số 1 và 2 trên 2 quả trứng, về cơ bản hai quả trứng có hình dáng, màu sắc và kích cỡ tương tự nhau.

Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để cho chúng quay tại chỗ, quan sát sự khác biệt khi bạn chạm tay vào.

Dựng từng đầu nhọn của trứng lên và dùng tay quay để giúp nó chuyển động như con quay. Bạn và con sẽ thấy một quả trứng (giả dụ là số 1) quay rất nhanh, còn một quả quay (số 2) khó khăn và gần như đổ xuống ngay lập tức.

Từ thí nghiệm đơn giản trên có thể kết luận được số 1 là trứng chín còn số 2 là trứng sống, hãy đập vỡ từng quả để kiếm chứng.

Nguyên nhân: Là do trứng chính là vật thể rắn, đặc, trọng tâm giữ nguyên, khi chạm tay vào sẽ dừng lại ngay. Trong khi đó, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm không ổn định, khó quay hơn và khi chạm tay, khối chất lỏng theo quán tính chuyển động một lúc mới dừng lại.

Thí nghiệm 2: Trứng nổi và trứng chìm

Để thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi này cần chuẩn bị 2 quả trứng, 2 ly nước và một ít muối.

Cách thực hiện:

Cốc số 1 đổ nước tinh khiết bình thường vào, cốc số 2 bổ sung nước nóng và cho thêm 4-5 thìa muối và khuấy để muối tan hoàn toàn.

Thả lần lượt 2 quả trứng vào hai cốc trên và quan sát hiện tượng xảy ra. Các con sẽ thấy cốc thứ nhất, trứng nhanh chóng chìm xuống đáy còn cốc số 2 trứng sẽ nổi lên.

Nguyên nhân:Là do cốc số 1 có mật độ phân tử vỏ trứng lớn hơn so với nước tinh khiết nên nhanh chóng chìm xuống. Còn cốc số 2 nổi do mật độ phân tử nước muối cao hơn vỏ trứng. Phân tử muối sẽ nâng đỡ quả trứng nên nó không thể chìm xuống đáy được. Giải thích đơn giản hơn là do nước muối đậm đặc, đã tạo thành “đệm đỡ” cho quả trứng nổi lên.

*

Thí nghiệm 3: Que diêm không có bóng

Để thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi, bạn chỉ cần chuẩn bị một que diêm cùng với một chiếc đèn pin.

Các bước thực hiện:

Trong căn phòng tối, ba mẹ hãy cùng bé đốt cháy que diêm rồi giơ lên cao, giữ khoảng cách với bức tường khoảng 20-30cm.

Sau đó, yêu cầu trẻ dùng đèn pin rồi chiếu vào que diêm đang cháy. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi bức tường chỉ in hình que diêm, bàn tay người cầm mà không có bóng của ngọn lửa.

Nguyên nhân:Là lửa không cản ánh sáng nên ánh sáng có thể đi xuyên qua đồng thời nó cũng là nguồn sáng nên không hấp thụ thêm ánh sáng. Rất có thể, nếu như bé say mê với thí nghiệm này sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú và trở thành nghệ sĩ sắp đặt ánh sáng trong tương lai.

*

Thí nghiệm 4: Bịch nước ma thuật

Bạn chuẩn bị một bịch nước đựng trong túi nilon lớn cùng những cây bút chì được vuốt nhọn.

Cách thực hiện như sau:

Cho nước vào túi nilon rồi buộc thật chặt lại.

Dùng bút chì đâm thủng bịch nước từ bên này xuyên qua bên kia, lần lượt hết cây bút này đến cây bút khác. Ba mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi bịch nước bên trong không hề chảy ra hay rò rỉ ra bên ngoài.

Hãy giải thích cho các con hiểu rằng, những “bạn” phân tử nước đang “nắm tay nhau”, do vậy cần có khoảng trống đủ lớn để cho tất cả các “bạn ấy” đi ra ngoài. Trong thí nghiệm này, cây bút chì hoàn toàn không được rút ra nên không đủ “đường đi” cho nước chảy ra ngoài.

Thí nghiệm 5: Đổi màu lá cải thảo

Chuẩn bị 4 lá cải thảo trắng, tươi cùng 4 cốc thủy tinh cao, 4 phẩm màu theo ý thích. Cách thực hiện thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi như sau:

Đổ 4 màu tùy thích lần lượt vào 4 cốc thủy tinh tương ứng, hòa tan hoàn toàn.

Nhúng lần lượt chân lá cải thảo vào những cốc màu rồi để qua đêm. Sáng hôm sau khi thức dậy, bé sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy cả 4 lá cải thảo đã đổi màu giống như được ai đó nhuộm màu giống với màu trong cốc.

Nguyên nhân: Là do phần gốc lá sẽ hút nước và thức ăn để cung cấp cho lá. Khi những chân vào cốc sẽ dẫn đến hiệu ứng mao mạch, thẩm thấu nước được pha trộn dẫn đến sự đổi màu. Trò chơi này có thể áp dụng cho những vật liệu dễ thẩm thấu, mẹ có thể gợi ý bé chơi cùng những bông hoa. Thí nghiệm này sẽ giúp cho bé hiểu hơn về thế giới tự nhiên, sự phát triển của thực vật.

*

Thí nghiệm 6: Mảnh giấy sắc màu

Chuẩn bị 1 tô nước lớn, khăn giấy được cắt thành mảnh dàibộ bút lông màu có nhiều màu sắc khác nhau.

Cách thực hiện:

Dùng bút lông tô những màu tại phần đầu của những đoạn giấy đã cắt.

Nhúng lần lượt những mảnh khăn giấy sao cho ngập phần đã tô màu. Nước sẽ làm lan những vệt màu từ mảnh khăn giấy và tạo nên những vệt màu thú vị.

Một điều thú vị là những phân tử nước sẽ kế hợp với những phân tử màu khác nhau, sẽ tạo ra những “sắc ký” muôn hình vạn trạng với những màu sắc không giống nhau. Chẳng hạn như, vệt màu tím sẽ tạo nên những dải màu xanh lam, đỏ… Trẻ sẽ vô cùng thích thú, cha mẹ đừng quên giải thích cho các bé hiểu.

ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Thí nghiệm 7: Quả bóng kỳ diệu

Thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi tiếp theo là thực hiện đốt bóng trên ngọn nến, cần chuẩn bị 2 quả bóng, nến, diêm và nước. Cách thực hiện:

Thổi quả bóng căng lên, sau đó thêm nước vào rồi buộc lại.

Đốt nến trong phòng kín gió rồi để quả bóng lên phía trên ngọn nến. Điều kỳ diện là bóng không nổ khi gặp nhiệt.

Nguyên nhân: Là do bóng có chứa nước nên nó đã hấp thụ nhiệt độ nên không gây ra hiện tượng nổ. Bạn có thể giải thích cho bé là “bạn nước” đã “giúp đỡ” bóng chống lại lửa bằng cách thu nhiệt độ.

*

Thí nghiệm 8: Tờ giấy ma thuật

Khoa học cho bé 5 tuổi sẽ rất thú vị nếu có thí nghiệm về tờ giấy không thấm nước. Mẹ chuẩn bị sáp màu, nước cùng với một tờ giấy và thực hiện như sau:

Tô kín sáp màu lên toàn bộ tờ giấy.

Đổ nước lên tờ giấy, quan sát sẽ thấy giấy không bị thấm nước hay bị ướt.

Bởi trong sáp màu có dầu nên nó sẽ giúp tạo nên “lớp áo” chống thấm cho giấy. Từ thí nghiệm này, các con có thể rút ra nhiều bài học như nếu không có áo mưa các con sẽ bị ướt. Tuy thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi đơn giản nhưng sẽ giúp kích thích trí não của con trẻ.

*

Làm sao để con yêu thích khoa học và tìm hiểu thế giới xung quanh?

Khoa học không phải là những điều xa lạ, thực ra nó rất thân thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày, Cha mẹ hãy giúp các bé hứng thú với những môn khoa học để bé có thể làm quen và tìm thấy được sự hứng thú trong đó bằng cách:

Không từ chối trả lời

Bé ở giai đoạn 5 tuổi bắt đầu nhận thức về thế giới và có vô vàn điều các con không biết và cần lời giải đáp. Các lĩnh vực câu hỏi vô cùng đa dạng như tại sao trời mưa, tại sao ông trăng lại ở trên trời, sao gà lại ăn cái này, chó lại ăn cái kia… và nhiều câu hỏi “trời ơi đất hỡi” khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại cảm thấy phiền phức khi bé hỏi, chỉ trả lời qua loa hoặc quát mắng.

Đây là điều sai lầm, bởi tri thức để lại dấu ấn nhất định trong bé, không nên để con nhụt chí và sợ hãi những câu hỏi. Hãy cố gắng trả lời theo hướng đơn giản, nếu quá bận rộn hãy “ghi nợ” với con và trả lời khi rảnh.

*

Những “trợ thủ” cho bé

Cha mẹ có thể mua những cuốn sách về khoa học, đồ chơi có liên quan đến khoa học. Những cuốn sách, đồ chơi lắp ghép sẽ khiến bé hứng thú để minh họa cho bé về thế giới tự nhiên. Hình ảnh hấp dẫn, thú vị trong sách sẽ kích thích sự tò mò và giúp cho bé có niềm yêu thích và hào hứng với khoa học.

Hay sử dụng những ứng dụng học tập thú vị không chỉ giúp cho bé thích thú với khoa học mà còn phát huy tiềm năng ngôn ngữ ở các bé. Monkey tự hào mang đến cho bậc phụ huynh và bé yêu chương trình họcMonkey JuniorMonkey Stories. Tất cả thế giới khoa học được “thu nhỏ” bên trong những ứng dụng này. App được trang bị những video, hình ảnh minh họa, kích thích sự tò mò của trẻ.

Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.

*

Có rất nhiều nội dung liên quan đến chủ đề khoa học, video sống động minh họa trên nền tảng tiếng Anh để giúp bé học song song hai kiến thức cùng lúc. Thông qua những câu chuyện kể khoa học đầy lý thú, bé sẽ vô cùng hào hứng tò mò và yêu thích bộ môn khoa học hơn.

Cho trẻ tiếp xúc cận hơn với thế giới

Bé 5 tuổi luôn tò mò về thế giới nên các em đã có nhu cầu lớn về nhận thức thế giới. Cha mẹ hãy để trẻ tự do khám phá thế giới, thường xuyên đưa con đến công viên, khu bảo tồn. Nâng cao kiến thức khoa học cho bé 5 tuổi chính là để bé vận động suy nghĩ, có dấu ấn sâu hơn và ba mẹ sẽ là giáo viên hướng dẫn cho con.

Kể về những tấm gương

Không hề thiếu những câu chuyện thú vị về các phát minh vĩ đại, các nhà khoa học lừng danh. Họ cũng bắt đầu đam mê của mình khi là những cô cậu bé. Hãy tìm những mẩu chuyện lý thú về chủ đề này để kể cho trẻ nghe.

*

Như vậy, Monkey đã tổng hợp cho mẹ và bé những thí nghiệm khoa học cho bé 5 tuổi đầy thú vị. Ba mẹ hãy tải app dùng thử ngay TẠI ĐÂY để cùng bé trải nghiệm nhé! Monkey tự hào ươm mầm cho những nhà khoa học tương lai.

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tết giảng dạy, tôi thấy việc cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức, phương pháp dạy còn gò bó, chưa linh hoạt, sáng tạo... Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học, giáo viên phải là người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gò bó mà vẫn đạt được kiến thức, kỹ năng của hoạt động, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chính vì vậy giáo viên phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu đề tài, những kiến thức, nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu, như vậy giờ học mới hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.

2. Thực trạng của vấn đề.

2.1.Đặc điểm tình hình địa phương

Là một xã mà người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Người dân trong xã có truyền thống hiếu học lâu đời và đang có nhận thức đúng đắn hơn về bậc học mầm non. Tuy cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng khang trang nhưng số phòng học cho trẻ vẫn còn thiếu, một số nhóm lớp còn phải ghép chung phòng học và học nhờ các phòng chức năng.

2.2. Về phía giáo viên và nhà trường

Là một cô giáo trẻ được học tập và nắm vững chuyên môn, với tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công việc. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng, tính cấp thiết và khả năng của bộ môn khám phá khoa học đối với trẻ mầm non nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp với tình hình địa phương và lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học của trẻ. Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các lớp chuyên đề, hội giảng về môn “Khám phá khoa học” ở trong và ngoài trường.

2.3.Thực trạng của trẻ

Trước khi tiến hành sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non”, tôi cùng ban giám hiệu tổ chức khảo sát trẻ ở lớp tôi đầu năm học 2020 - 2021 và thu được kết quả như sau:

Thời gian

Số trẻ

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Tháng 9/2020

30

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

4

13.3

8

26.6

13

43.3

5

16.6

Từ kết quả trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mấm non như sau:

3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

3.1.Chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề, với từng bài trước khi lên lớp.

Ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của bộ môn, việc chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học cũng là một khâu rất quan trọng.

Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng với trẻ mầm non vì từ những đồ dùng trẻ được trực tiếp hành động. Thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh nhanh hơn vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. Đặc biệt là môn “Khám phá khoa học”, đồ dùng trực quan phải có tính giáo dục thẩm mỹ, an toàn cho trẻ khi trẻ quan sát và trải nghiệm. Nó phải phù hợp với từng nội dung của từng bài dạy, từng chủ đề và phức tạp dần theo nhận thức của trẻ. Đồ dùng phải đa dạng, đa tính năng, thuận tiện cho việc sử dụng, một loại đồ dùng không những xuyên suốt trong 1 tiết học mà còn có thể sử dụng nhiều tiết khác nhau nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Đồ chơi thí nghiệm với nước: Cô có thể gắn hình ảnh hoa, con vật, các hình, các chữ cái, chữ số... trên mặt sao cho phù hợp với từng loại tiết mà cô muốn dạy trẻ. Trước khi tiến hành thí nghiệm, cô trò chuyện cùng trẻ về đồ dùng đồ chơi và những hình ảnh trẻ nhìn thấy trên những đồ dùng mà cô đã chuẩn bị. Cho trẻ đưa ra ý tưởng thử nghiệm với đồ dùng đó bằng cách khác nhau. Trẻ có thể thực nghiệm thí nghiệm về dòng nước chảy của nước, cũng có thể quan sát vật chìm vật nổi, những vật, những chất có thể tan hay không tan trong nước, khả năng lọc nước thông qua các vật khác nhau... để rèn khả năng nhận biết phán đoán, tư duy trừu tượng, sáng kiến ứng dụng tạo trong khi chơi.

*

(Trẻ chơi với nước)

Hoặc chủ dề “Cây xanh quanh bé - Tết và mùa xuân”, khi thực hiện đề tài “Cây xanh và môi trường sống” tôi không những phải chuẩn bị slide hình ảnh về sự phát triển của cây, các bức tranh đẹp, phù hợp mà tôi còn chuẩn bị các chậu cây thí nghiệm trước 1 tuần sau đó sắp xếp thành một mô hình vườn cây thật cho trẻ quan sát để trẻ được trực tiếp ngắm nhìn, sờ và cảm nhận từ đó khắc sâu kiến thức của bài học vào tâm trí của trẻ.

Hay ở chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”, với đề tài “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều hình ảnh về các loại đồng dùng sử dụng bằng điện và các hình ảnh nguy hiểm khi sử dụng điện ở trên màn tivi cho trẻ quan sát, nhận xét. Ngoài ra tôi chuẩn bị đồ điện thật cho trẻ

quan sát về hình dáng, kích thức, công dụng của các đồ dùng đó. Qua hoạt động này tôi thấy trẻ rất thích thú, hào hứng tìm hiểu. (Giáo án minh họa số 02)

Không những thế, việc sử dụng đồ dùng khéo léo, đúng lúc, hợp lý, khai thác triệt để và tiến hành nghiên cứu chúng trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ là yếu tố quan trọng.

Ví dụ: Khi đưa ra một loại đồ dùng nào đó cô cũng cần có những thủ thuật nhỏ. Ví dụ như: trò ảo thuật vui nhộn, hoặc tạo một số tính huống cho trẻ bất ngờ, hứng thú và tập trung cao với đồ chơi cô đưa ra. Vị trí để đồ dùng, đồ chơi cũng cần được chú ý, phải để ở những chỗ mà trẻ dễ quan sát, dễ sử dụng. Trong khi sử dụng các đồ dùng trực quan, cần dùng những lời giải thích ngắn gọn, hợp lý, cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ quan sát những dấu hiệu cơ bản của đối tượng nghiên cứu và cần dạy trẻ phản ánh những điều nhận biết bằng lời nói. Quan trọng hơn cả là trẻ phải được trực tiếp chơi, trực tiếp khám phá về đồ chơi theo gợi ý, định hướng của cô, cũng có thể cho trẻ tự nêu những ý tưởng chơi với đồ chơi từ đó sẽ phát huy sự sáng tạo và tính tích cực cao cho trẻ.

Từ việc chuẩn bị tốt bài dạy, đồ dùng dạy học phù hợp tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng, thích thú, không thấy mệt mỏi khi tham gia hoạt động.

3.2. Tạo môi trường trải nghiệm trong và ngoài lớp học.

Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Một môi trường học tập tốt, có hiệu quả là môi trường gây hứng thú, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Đó là nơi đáp ứng tốt nhất cho mục đích chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy trang trí môi trường lớp học luôn được tôi quan tâm hàng đầu. Ở mỗi chủ đề, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó. Đồ dùng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi luôn đảm bảo tính thuận tiện, góc khám phá phải được bố trí thật nổi, đẹp mắt đảm bảo tính thẩm mĩ, chính xác. Khi trẻ đến góc khám phá khoa học thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp trẻ hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đó.

Ngoài ra tôi còn chú ý trang trí lớp học, phòng học hài hòa hợp lý tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn luôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung từng bài.

Không những chú trọng trang trí bên trong lớp mà trang trí ngoài lớp học cũng được tôi quan tâm như: Khu vực chơi tôi gắn những mô hình dòng nước chảy, sự phát triển của con gà, sự chuyển màu của quả, góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ khám phá khoa học. Tôi luôn nhận thấy khu vực chơi ngoài trời là nơi trẻ được hoạt động và chú ý rất nhiều, qua học tập trên mạng cũng như các trường bạn tôi đã trang trí những hình ảnh, đồ chơi ngộ nghĩnh để trẻ có thể chơi và trải nghiệm ở giờ chơi tự do, hay những lúc đón trẻ...

*

*

Với việc tạo môi trường như vậy trẻ được tiếp cận trực tiếp, khám phá, luyện tập lại các thí nghiệm trên tiết học từ đó củng cố, khắc sâu thêm kiến thức.

3.3.Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi nhằm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi, không gò bó. Mỗi trẻ có một cách học, tốc độ học khác nhau. Nhìn chung, để trẻ học tốt môn “khám phá khoa học” ở lứa tuổi mẫu giáo, các yếu tố hàng đầu cần: Tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập để tăng tính tiếp xúc, trải nghiệm và trau dồi các kiến thức. Để làm được điều đó thì việc giáo dục phải luôn chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy để có thể hỗ trợ tốt cho trẻ, cần hiểu rõ khả năng và sở thích của trẻ để có thể động viên, khuyến khích trẻ phát huy các mặt mạnh, giúp trẻ tự tin để có động lực phát triển và ham muốn học hỏi. Môi trường cùng với điều kiện tốt nhất sẽ giúp trẻ tự do thể hiện, phát triển khả năng nhận thức, tuy nhiên hoạt động trải nghiệm tốt nhất với trẻ là thông qua các trò chơi vì ở lứa tuổi mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo.

Qua trò chơi rèn luyện được tính độc lập, tính sáng tạo của mình. Đặc biệt là trò chơi trong “Khám phá khoa học” là một trong những phương tiện dạy học nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu tượng về môi trường xung quanh, nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố.

Trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học là một dạng trò chơi học tập đều được sử dụng với mục đích nhận biết, củng cố, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng khám phá của trẻ. Trẻ tiếp nhận học tập như nhiệm vụ chơi, do vậy tính tích cực của hoạt động nhận thức trong khi chơi được nâng cao. Đặc biệt trò chơi cũng có sử dụng chức năng là một phương pháp dạy học, khi toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi, mà trẻ là người tham gia chính.

Chính vì vậy trong các tiết khám phá nói riêng và các hoạt động khác nói chung, tôi luôn cố gắng, suy nghĩ và sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động, chống sự nhàm chán, mệt mỏi, rời rạc của tiết học khám phá, để trẻ hứng thú tham gia học.

Ví dụ: Với đề tài “Bé với mưa” tôi đã tổ chức cho trẻ chơi “Trời nắng trời mưa” Trẻ sẽ tập trung chơi trò chơi và trò chuyện cùng cô, tiếp theo là trò chơi “Kể nhanh, nói đúng” kích thích sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, suy luận phát triển ngôn ngữ của trẻ, hoặc trò chơi “Bật ô dán đúng tranh” để trẻ được trải nghiệm thực hành về đặc điểm cũng như lợi ích, tác hại của mưa, ngoài ra tôi còn thiết kế trò chơi “Mưa to mưa nhỏ” và trò chơi “Đội nào giỏi nhất” nhằm củng cố lại những gì trẻ đã phát hiện được qua hoạt động cũng như khắc sâu kiến thức. (Giáo án minh họa 01)

Tương tự với đề tài: KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”. Ngay từ đầu tiết học tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia chơi các trò chơi bằng các phần thi trong các phần chơi, trẻ được tham gia chơi các phần chơi trong chương trình một cách nhẹ nhàng, Từ các phần chơi đó trẻ lĩnh hội các kiến thức về các đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình. Ngoài ra trẻ biết được tên các đồ dùng, cách sử dụng và sử dụng như thể nào để an toàn. (Giáo án minh họa 02)

Khi cho trẻ chơi trò chơi, tôi luôn chú ý đến nội dung, hành động và luật chơi. Phải nâng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận biết đến thực hành trải nghiệm, khám phá. Trong quá trình chơi, tôi luôn dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ để nâng dần mức độ, yêu cầu của trò chơi bằng cách phức tạp dần yêu cầu của trò chơi, điều kiện chơi, hiệu lệnh, luật chơi để trẻ được thực sự luyện tập, củng cố kiến thức. Ngoài ra, để dạy trẻ trải nghiệm với khám phá khoa học theo yêu cầu giáo dục đổi mới, tôi luôn thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập một cách linh hoạt giữa động, tĩnh phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện cụ thể của lớp… Tóm lại trò chơi góp phần rất quan trọng trong việc giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tự nhiên, tránh áp lực nặng nề, tạo sự thoải mái, chủ động đồng thời củng cố, rèn luyện khắc sâu kiến thức cho trẻ.

3.4. Phương pháp lồng ghép khám phá khoa học vào các hoạt động khác và cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi.

Việc tích hợp, lồng ghép “Khám phá khoa học” vào các môn học khác giúp tiết học trở nên sinh động hơn, khắc sâu được kiến thức đã học cho trẻ nếu được cô tích hợp khéo léo, linh hoạt, kịp thời. Từ đó có thể thực hành, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách tự nhiên nhất.

* Tích hợp với môn toán.

Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết về các khối trước tiên cô phải cho trẻ sờ, lăn, xếp chồng cũng như hoạt động chơi các trò chơi với các khối từ đó trẻ sẽ có những nhận biết chính xác và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các khối mà trẻ được học.

Tương tự với tiết toán số, cô có thể dạy trẻ đếm các bộ phận trên cơ thể mình ví dụ hãy tìm những bộ phận trên cơ thể của con có số lượng là 1, 2, 5, 10, hoặc hãy tạo nhóm có 6 chiếc mũi, 8 cái chân... Để thực hiện tốt và nhanh chóng yêu cầu này, trước tiên trẻ đã phải có những hiểu biết về cơ thể mình, hoặc có thể phối hợp với bạn để có đủ số lượng bộ phận theo yêu cầu của cô.

* Tích hợp với văn học.

Ví dụ: Khi cho trẻ học bài thơ “Ăn quả” hoặc bài thơ “Họ nhà cam quýt” Tôi đã tiến hành tặng cho trẻ hộp quà, trẻ sẽ được sờ, nắn, nếm, gửi để cảm nhận được đầy đủ là quả gì? Quả có hình gì? Màu gì? Mùi vị của chúng như thế nào? Thông qua tiếp xúc, mùi vị của các loại quả sẽ kích thích mạnh vào trí não của trẻ khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt, yêu thích bài thơ, thích được ăn nhiều loại quả vì chúng có vị rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Hoặc với câu chuyện: “Tôm, cua, cá thi tài”. Qua câu chuyện trẻ biết được cách di chuyển cũng như quá trình phát triển của các con vật như cua thì bò ngang, cá thì bơi thẳng về phía trước còn tôm thì lại bơi lùi. Đây có lẽ là những phát hiện rất mới lạ và thú vị đối với trẻ.

* Tích hợp với tạo hình.

- Làm album về vòng đời của con bướm, gà con nở ra như thế nào, quá trình tạo mưa, vẽ chân dung bé, cắt dán ngôi nhà, vẽ trời mưa... Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ đã được quan sát, nhận biết cũng như nhớ lại các đặc điểm của sự vật hiện tượng, của cây, hoa quả, con vật để mình vẽ lại, xé, cắt dán những tác phẩm theo yêu cầu.

* Tích hợp với chơi ngoài trời.

Chơi, hoạt động ngoài trời là sân chơi bổ ích, lý tưởng để trẻ có thể thực hành trải nghiệm khám phá khoa học. Hàng ngày trẻ được hòa mình với thiên nhiên, tìm tòi khám phá các hiện tượng, sự vật xung quanh. Thông qua hoạt động chơi ngoài trời, trẻ được chơi với đất, nước, cát, sỏi, chai nhựa, tìm hiểu về thời tiết, về không khí, cây cối quanh mình, trẻ được thực hành các trải nghiệm trồng và chăm sóc cây… những thí nghiệm nhỏ, vui mà ý nghĩa như thí nghiệm trứng chìm trứng nổi, những chất tan hay không tan, sự biến đổi của màu sắc trước ánh sáng... Tất cả những hoạt động này đã thật sự tạo ra những cơ hội hấp dẫn để trẻ được hòa mình vào khám phá thiên nhiên.

Không những trên tiết học mà tôi còn cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi nhất là thời gian đón trẻ, tôi cho trẻ chơi tự do với các thí nghiệm, các mô hình cũng như kiểm tra lại những thí nghiệm cần thực hiện trong thời gian dài.

Với việc làm như vậy tôi không những đã giúp trẻ ôn luyện, khắc sâu kiến thức mà còn giúp phụ huynh biết được hôm nay con mình được học những gì ở trường.

Nhờ sự khéo léo, linh hoạt tích hợp khám phá khoa học vào các môn học, tôi nhận thấy trẻ vô cùng hứng thú, trẻ không những thích thú tìm hiểu khám phá về môi trường cũng như các hiện tượng, những điều kỳ thú quanh trẻ mà trẻ còn hào hứng tham gia tất cả các hoạt động. Nhìn các con hăng hái, say sưa nhận xét, tìm hiểu, phán đoán tôi thầm nhận thấy mình đã thành công. Nhưng không dừng lại ở đó, để trẻ hào hứng tham gia “Khám phá khoa học” hơn nữa, bản thân tôi không ngừng tích cực, năng nổ trong việc thiết kế các thí nghiệm, nhằm tạo cơ hôi cho trẻ có những trải nghiệm thật ý nghĩa, thiết thực và bổ ích.

3.5. Xây dựng các thí nghiệm vào các hoạt động khám phá khoa học.

Cách tốt nhất phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mầm non là cho trẻ tiếp xúc thật nhiều để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh bởi nó sẽ giúp phát triển khả năng phán đoán, khám phá hiện tượng, sự vật xung quanh trẻ và rèn kỹ năng quan sát tốt để tìm ra kết quả chính xác. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải cho trẻ trải nghiệm, thực hành để trẻ được quan sát, ngắm ngía, trò chuyện về hiện trạng ban đầu của sự vật làm thí nghiệm, phán đoán kết quả thí nghiệm

thì mời giúp trẻ nhận thức một cách chính xác về hiện tượng. Từ những vấn đề trên tôi đã sưu tầm những cách dạy trẻ sáng tạo để phát triển tốt nhất cho trẻ.

Ví dụ: Thí nghiệm 1 Sự nảy mầm từ hạt”

* Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được.

* Chuẩn bị: Hạt đỗ đen, đỗ tương,... 3 cốc nhựa nhỏ, đất, bình nước.

* Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt vào cốc có sẵn đất. Đặt 2 cốc nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Cốc còn lại đặt vào trong bóng tối và không tưới nước.

*

(Sự nảy mầm từ hạt)

Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong cốc được tưới hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn cốc không được tưới hàng ngày sẽ không nảy mầm. Lúc này cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên.

Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản thân.

* Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được là nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và được tưới nước đầy đủ. Ngược lại, cây không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.

Ví dụ: Thí nghiệm 2 “Các lớp chất lỏng”.

* Mục đích:

- Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau: Dầu, nước, siro.

- Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới, lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng, còn lớp nước ở giữa.

* Chuẩn bị:

- Một cốc dầu ăn, 1 ly nước, 1 cốc siro, các thẻ màu đỏ, trắng, vàng.

* Tiến hành:

- Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng, dầu ăn, nước, siro.

- Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: Miếng nhựa đỏ, vàng, trắng.

- Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 và đổ vào ly trước. Và chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng.

- Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Cho trẻ tự đoán nó sẽ ở vị trí nào trong cái ly, chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2 ở vị trí nào trong ly có đúng như dự đoán của trẻ không.

- Làm tương tự với chất lỏng thứ 3.

- Cho trẻ quan sát vị trí các lớp ở trong ly để rút ra kết luận: Lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nó nhẹ hơn lớp nước và siro.

Ví dụ: Thí nghiệm 3 “Cuộc chạy đua của 3 cây nến”.

* Mục đích:

- Trẻ nhận biết được không khí xung quanh.

- Trẻ biết nến cháy nhờ không khí ôxy. Khí ôxy hết thì nến sẽ tắt.

- Trẻ rút ra được nhận xét: Cây nến nào cháy lâu nhất? Tại sao?

* Chuẩn bị: 3 cây nến, bật lửa, 2 cốc thủy tinh lớn và nhỏ cho mỗi nhóm.

* Tiến hành:

- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dồ dùng cô đã chuẩn bị.

- Hỏi trẻ gắn lên đĩa bằng cách nào?

- Cô gắn cho từng nhóm để trẻ quan sát.

- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa nến còn lại được đậy bởi 1 cốc thủy tinh nhỏ. Cô hỏi trẻ: Hiện tượng gì xảy ra? Cây nến nào cháy lâu hơn?

- Cô tiếp tục đốt cây nến nữa và úp vào cốc thủy tinh to hơn. Cô hỏi trẻ: Hiện tượng gì xảy ra? Cho trẻ dự đoán xem cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây nến?

- Cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong cốc tắt dần.

*

+ Trẻ tự rút ra kết luận: Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi 2 cây nến ở trong cốc đã tắt. Cây nến trong cốc lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến ở cốc nhỏ.

Ví dụ: Thí nghiệm 4 “Quả trứng thần bí”.

* Mục đích:

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán.

- Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết.

* Chuẩn bị: 3 quả trứng sống, 3 cốc nhựa đựng nước và hộp đựng muối, đường.

* Tiến hành: Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô đã chuẩn bị, trẻ đoán xem cô sẽ làm gì với những đồ dùng này. Trẻ đánh dấu thứ tự 3 cốc nước.

+ Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.

+ Cốc 2: Đổ nước tinh khiết và cho từ 4-5 thìa muối. Khi muối đã tan ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

+ Cốc 3: Cho nước và đường khuấy đều.

- Trẻ nhận xét khi thả trứng vào thì trứng sẽ nổi lên trên mặt nước ở cốc 2 và 3.

- Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận:

+ Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.

+ Cốc 2, 3 Trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối, đường cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối, đường nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.

Ví dụ: Thí nghiệm 5 “Nhuộm màu cho cây cải thảo”.

* Mục đích:

- Trẻ biết cây cải thảo hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu đó.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.

* Chuẩn bị: Thực phẩm màu và cây cải thảo cùng cốc nhựa hoặc cốc thủy tinh trong suốt.

* Thí nghiệm: Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Trẻ có thể đoán xem cô sẽ làm gì với các dụng cụ này.

- Cho trẻ đánh dấu 3 lọ nước, sau đó đổ màu vào lọ nước thứ 3, sau đó đặt 3 cây cải thảo vào 3 lọ nước.

- Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cây cải thảo đặt trong lọ sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.

*

* Giải thích hiện tượng: Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho lá cây bị cắm vào những chiếc lọ có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.

Ví dụ: Thí nghiệm 6 “Giấy không bị ướt khi tô màu sáp”.

* Mục đích: Giúp trẻ tư duy tốt và sáng tạo hơn.

* Chuẩn bị: Giấy, sáp màu.

* Tiến hành thí nghiệm:

+ Thực hiện cho trẻ tô màu kín lên giấy trắng.

+ Sau đó đổ nước vào giấy sẽ thấy giấy không bị thấm nước hay bị ướt.

Từ thí nghiệm này mà trẻ có thể rút ra được nhiều bài học. Chẳng hạn khi đi dưới trời mưa, nếu không có áo mưa, trẻ có thể tư duy đến cách này. Tuy đơn giản thôi nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển hơn.

Trong quá trình thực hiện tôi thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ, khả năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón kết quả, qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và tích cực trao đổi với cô, với bạn.

4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy khám phá khoa học.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là ngành giáo dục. Chính vì vậy ngay từ bậc học mầm non đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục không thể thiếu. Không chỉ đối với người lớn mà đối với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kỳ thú và hữu ích trong việc tiếp thu những kinh nghiệm sống.

Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho trẻ không phải sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ trực tiếp tri giác, nhất là đối với hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới nước, quan sát máy bay, các hiện tượng tự nhiên,... Hay chúng ta không thể có thời gian để chúng ta chứng kiến những hiện tượng tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của

một số loài vật nuôi,... Chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.

Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ thông tin khá thành thạo, tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các bài powerpoint, Elearning vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học “Khám phá khoa học” trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật hiện tượng một cách rõ ràng hơn.

Ví dụ: KPKH “Bé với mưa”

Tôi đã sử dụng bài powerpoint trình chiếu các dạng mưa rào, mưa phùn, mưa bay... thông qua việc trình chiếu và xem sẽ cung cấp cho trẻ biết được mưa rào, mưa phùn, mưa bay là như thế nào. Sau đó tôi cho xem quá trình tạo thành mưa qua câu chuyện “Giọt nước tí xíu” vừa là truyện vừa đáp ứng việc cung cấp kiến thức cho trẻ về quá trình tạo thành mưa… (Giáo án minh họa số 01)

Hay đối với tiết KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ được xem rất nhiều các đồ dùng sử dụng bằng điện khác mà trẻ chưa biết, còn được xem một số video ngắn về tai nạn khi sử dụng điên. Từ những hình ảnh trên trẻ sẽ rút ra được cách sử dụng đồ điện như thế nào cho an toàn. Thông qua trình chiếu trẻ vừa được giải trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn vẹn với hình thức này. (Giáo án minh họa số 02)

Với những tác dụng của công nghệ thông tin mang lại tôi đã sưu tầm thêm một số trò chơi thông minh có liên quan đến chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học, giúp trẻ thỏa mãn tò mò cũng như củng cố, mở rộng hiểu biết về bài học cho trẻ.

4.7. Phối hợp với phụ huynh.

Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau vài ngày nghỉ hoặc 2 - 3 ngày sau trẻ sẽ không nhớ được những điều cô dạy, hay chỉ nhớ một chút. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phu huynh về tính cách trẻ, tình hình học tập của trẻ trên lớp để phụ huynh hiểu rõ hơn về con cái mình.

Sau mỗi giờ học thí nghiệm tôi luôn ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện thí nghiệm đơn giản mà phụ huynh có thể làm được để thực hiện tại nhà. Tôi giới thiệu một số thí nghiệm mà trẻ đã được làm ở lớp để về nhà trẻ ôn luyện và làm lại. Ngoài ra tôi còn tư vấn cho phụ huynh mua hoặc sưu tầm thêm những đồ dùng, đồ chơi cho con được thực hành trải nghiệm.

Ví dụ: Tiết khám phá “Các loại lá” Tôi trao đổi với phụ huynh cùng giúp giáo viên hái lá cây đến để cho trẻ hoạt động. Ngay hôm sau đến tiết đó trẻ đã có đầy đủ các loại lá phong phú và trẻ biết tên lá, biết đặc điểm của cây đó rõ hơn và trẻ rất vui mừng vì mình đã chuẩn bị được đồ dùng để phục vụ tiết học.

Tôi đưa ra các yêu cầu, các bài tập để trẻ mang về nhà cùng bố mẹ làm thí nghiệm cô giáo giao cho.

Ví dụ: Như yêu cầu trẻ về quan sát, tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, các đồ dùng trong gia đình, hoặc cô đưa cho mỗi trẻ 1 loại hạt, yêu cầu trẻ về nhà trồng và đưa ra điều kiện hôm nào sẽ mang đến lớp để cô kiểm tra…

Chính vì vậy phụ huynh càng thấy được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy mối quan hệ giữa tôi và phụ huynh trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Phụ huynh thêm hiểu về con em mình, hiểu về bộ môn “Khám phá khoa học”, hiểu về môi trường giáo dục mà con em mình đang theo học.

Từ việc phối hợp với phụ huynh tôi có thêm thông tin về khả năng khám phá của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp hơn.

Xem thêm: Giải Bài 4 Công Nghệ 9 : Bài 4, Giải Công Nghệ 9 Bài 4

5. Kết quả đạt được.

Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non” trong năm học 2020 - 2021 tôi đã thu được những kết quả đáng kể như sau:

5.1. Về phía