– Văn hóa Bắc Sơn là một trong những nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng của nước ta ở thời đại đá. Đó là một nền văn hóa tiền sử có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhiều nền văn hóa khảo cổ khác để góp phần tạo nên dòng chảy không ngừng của lịch sử dân tộc.

Bạn đang xem: Văn hóa bắc sơn thuộc thời kỳ nào

Những phát hiện đầu tiên về văn hóa Bắc Sơn trên vùng đất Lạng Sơn đầu thế kỷ XX gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Sở Địa chất Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.

Di vật văn hóa Bắc Sơn được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn

Năm 1898, thực dân Pháp thành lập Sở địa chất Đông Dương với nhiệm vụ chính là thăm dò, lập bản đồ địa chất tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia để phục vụ mục đích khai thác thuộc địa của họ, trong đó bao gồm cả nghiên cứu thời kỳ tiền sử. Năm 1914, một bảo tàng chuyên đề về địa chất đã được hoàn thành ngay trong khuôn viên của sở này để trưng bày các mẫu khoáng vật, thạch học, cổ sinh vật và tiền sử học. Henry Mansuy – nhà địa chất học người Pháp công tác ở đây là một trong hai người được giao nhiệm vụ phụ trách, xây dựng bảo tàng. Chính vì vậy, năm 1906, ông đã đặt chân đến Lạng Sơn nghiên cứu, khảo sát. Tại hang Thẩm Khoách (còn gọi là Thẩm Khách hoặc hang phố Bình Gia), ông đã tìm được khá nhiều di vật đá khi tiến hành khai quật di chỉ này. Đáng chú ý ở đây có những chiếc rìu độc đáo chỉ mài hạn chế ở phần lưỡi, khác hẳn với các công cụ đá mài toàn phần đã biết của thời đại đá. Thẩm Khoách được khảo cổ học ghi nhận là địa điểm phát hiện di tích văn hóa Bắc Sơn đầu tiên ở Việt Nam.

Những năm sau đó, H. Mansuy đã tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, khai quật nhiều hang động trong lòng sơn khối đá vôi Bắc Sơn. Từ năm 1922 – 1925, ông và người cộng sự đắc lực của mình là Madeleine Colani đã tổ chức nhiều đợt khai quật khảo cổ học ở đây. M. Colani vốn là một giáo viên trung học người Pháp từng dạy học ở Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), sau về làm tại Sở Địa chất Đông Dương. Bà cũng chính là người đã phát hiện, nghiên cứu nhiều văn hóa khảo cổ nổi tiếng khác ở Việt Nam như Văn hóa Hòa Bình, Hạ Long… Tại Lạng Sơn, bà đã đến nhiều nơi thuộc các huyện: Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng khảo sát, khai quật khảo cổ. Những kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây đã được H.Mansuy hoặc cả hai người công bố thông qua các bài viết, hội nghị về tiền sử học. Trong đó nhấn mạnh sự tồn tại của một nền văn hóa sơ kỳ đá mới biệt lập với những đặc trưng riêng, độc đáo. Đó chính là Văn hóa Bắc Sơn.

Tính đến năm 1932, đã có 43 di tích văn hóa Bắc Sơn do người Pháp phát hiện, nghiên cứu, trừ di tích Nà Con ở Cao Bằng, còn lại đều nằm trong sơn khối đá vôi Bắc Sơn, trong đó có 6 di tích ở vùng tiếp giáp với Lạng Sơn thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, do hạn chế trong công bố tư liệu, đến nay, nhiều di chỉ vẫn chưa xác định được trên thực địa. Hiện vật thu thập tại các di chỉ khảo cổ này rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại hình, nhiều thời kỳ khác nhau, đang được lưu giữ, trưng bày Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam. Đó là những tư liệu quý giá ban đầu để nhận diện đặc trưng, xác lập văn hóa Bắc Sơn.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, công tác nghiên cứu, khảo sát di tích văn hóa Bắc Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, thu được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều di vật có giá trị. Tiêu biểu là các cuộc thám sát của Viện Khảo cổ học ở hang Lạng Nắc (xã Mai Sao, huyện Chi Lăng) năm 1971, khai quật hang Bó Lấm (xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng) năm 1976, khai quật Hang Dơi (xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn) lần 1 cuối năm 1984, lần 2 năm 2021… Từ hoạt động thường niên của mình, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cũng đã phát hiện thêm nhiều di tích chứa đựng các yếu tố văn hóa Bắc Sơn khác như: Ngườm Sâu (Chi Lăng), Thẩm Đán Lài (Cao Lộc), Kéo Vãng (Văn Quan); Hang Ốc, Đồng Hang (Hữu Lũng)… Văn hóa Bắc Sơn đã dần được sáng tỏ qua các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học: Hà Văn Tấn, Bùi Vinh, Nguyễn Gia Đối, Nguyễn Khắc Sử, Hà Hữu Nga, Trình Năng Chung, Phạm Thanh Sơn (Viện Khảo cổ học), Phạm Văn Kỉnh, Lưu Trần Tiêu (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)…

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), đến trước năm 2000, đã có 51 di tích văn hóa Bắc Sơn được phát hiện, từ năm 2000 đến 2020 đã phát hiện thêm 23 di tích văn hóa Bắc Sơn nữa ở các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, nâng tổng số các di tích Văn hóa Bắc Sơn ở Việt Nam lên 74 địa điểm. Những thành tựu nghiên cứu mới nhất cho thấy địa bàn của Văn hóa Bắc Sơn không chỉ bó hẹp trong sơn khối đá vôi Bắc Sơn mà đã mở rộng ra nhiều tỉnh trong khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta. Qua đó, những tư liệu về Văn hóa Bắc Sơn tiếp tục được củng cố; đặc trưng, mối liên hệ giữa
Văn hóa Bắc Sơn với các văn hóa tiền sử khác cũng ngày càng được sáng tỏ hơn. Hiện nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng về cội nguồn, niên đại sớm hơn 11.000 năm của của văn hóa Bắc Sơn. Đặc biệt là sự phát triển tiếp nối từ Hậu kỳ đá cũ sang văn hóa Bắc Sơn.

Quá trình nghiên cứu, đến nay, các nhà khảo cổ học đã xác định Văn hóa Bắc Sơn có niên đại khoảng 11.000 – 6.000 năm cách ngày nay, thuộc giai đoạn Sơ kỳ đá mới. Công cụ đặc trưng nhất của văn hóa này bao gồm rìu mài lưỡi (rìu Bắc Sơn), “dấu Bắc Sơn”, công cụ ghè đẽo định hình (hình bầu dục, hình chữ nhật, hình hạnh nhân, hình quạt, hình mu rùa…), gốm thô. Trong đó, rìu mài lưỡi và “dấu Bắc Sơn” được coi là những di vật có tính chất chỉ thị cho niên đại của văn hóa này. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại hình di vật khác như: Hòn ghè, bàn mài, công cụ mảnh tước, công cụ xương, đồ trang sức, đồ gốm, mộ táng, di cốt động vật, vỏ các loài nhuyễn thể… Đó là những cứ liệu quan trọng để phục dựng bức tranh về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Bắc Sơn. Đánh giá về rìu mài lưỡi Bắc Sơn, các nhà khảo cổ học cho rằng, đó là chiếc rìu mài xuất hiện sớm nhất ở châu Á, có ý nghĩa như một cuộc “cách mạng đá mới” tạo nên một bước tiến nhảy vọt trong quá trình chinh phục thiên nhiên, làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế, xã hội thời nguyên thủy.

Ngày nay, các nhà khảo cổ học đều nhất quán cho rằng: với tầm ảnh hưởng sâu rộng và sức lan tỏa mạnh mẽ, Văn hóa Bắc Sơn đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc nảy sinh và định hình một số nền văn hóa đá mới ở miền núi và ven biển nước ta, trong đó, có Văn hóa Mai Pha giai đoạn hậu kỳ đá mới. Có thể coi đó là một chặng đường quan trọng, đầy ấn tượng đến với thời kỳ Hùng Vương dựng nước của lịch sử dân tộc. Ngày nay, trên quê hương của văn hóa Bắc Sơn, trong số hơn 70 di tích văn hóa Bắc Sơn đã được phát hiện, công bố, đã có 2 di tích được xếp hạng Quốc gia, 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh, nhiều di tích được đưa vào danh sách kiểm kê, quản lý để gìn giữ, quản lý, phát huy giá trị. Đó là niềm tự hào lớn lao về di sản văn hóa truyền thống của Xứ Lạng hôm nay.

Thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn) cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 160km. Bắc Sơn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nơi đây tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như: Nùng, Dao, Tày… sinh sống dưới những nếp nhà sàn truyền thống, điểm tô cho cảnh quan Bắc Sơn thêm phần mộc mạc, thanh bình khiến bạn đến một lần sẽ nhớ mãi không quên.


*

Thời điểm ghé thăm Bắc Sơn

Mỗi thời điểm, mỗi mùa
Bắc Sơnlại có những vẻ đẹp riêng. Nếu bạn đến đây vào mùa hè, bạn sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ, dễ chịu và vô cùng thư giãn. Nếu đến vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 toàn bộ thung lũng Bắc Sơn được phủ kín một màu vàng óng của những cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê, mộc mạc, bình dị tuyệt vời.

Nếu đến vào mùa Đông bạn sẽ có cơ hội ngắm cảnh tuyết rơi tuyệt đẹp trên đỉnh Mẫu Sơn thơ mộng. Đặc biệt nếu bạn muốn khám phá văn hóa dân tộc và tham gia vào các lễ hội đặc sắc thì đến vào tháng Giêng là thời điểm lý tưởng nhất. Trong đó phải kể đến Lễ Hội Lồng Tồng hay còn gọi là Lễ hội cầu mùa của người Tày diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng Giêng hàng năm với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn. Sau phần lễ tế Thần Hoàng là rất nhiều trò chơi dân gian như cày hạ điền, đánh đu, tung còn, kéo co, cờ tướng, giã gạo, hát Ví, hát Then, múa Tán Đàn,.... Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc trên địa bàn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa bản sắc của dân tộc mình.



Phương tiện đi lại

Thung lũng Bắc Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 160km, bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại phương tiện để di chuyển đến đây như xe khách, ô tô, xe máy…

Nếu đi bằng xe khách, từ Hà Nội bạn bắt xe tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm tuyến Hà Nội – Bắc Sơn.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân bạn đi cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đến đoạn QL3 cắt với QL37 và QL1B thì rẽ theo đường 1B (hướng đi Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên) đi thêm khoảng 80km sẽ đến Bắc Sơn.


*

Địa điểm lưu trú

Ở Bắc Sơn có rất nhiều nhà nghỉ chất lượng cho bạn lựa chọn như: nhà nghỉ Hoàng Yến, nhà nghỉ Bình Hương, nhà nghỉ Anh Phong, nhà nghỉ Ánh Dương, nhà Nghỉ Mai Về …hay một số Homestay như: Homestay Ông Cát, Homestay Bắc Sơn Dương Công Cồ, Homestay Bắc Sơn - Du lịch Nhà sàn, Homestay Dương Công Chích, Homestay Dương Công Nghề... Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn lưu trú và trải nghiệm tại Làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn để cảm nhận đời sống sinh hoạt và văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.


*

Những điểm tham quan nổi tiếng tại Bắc Sơn

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn: Được xây dựng từ năm 1966-1985, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 2.5km. Kiến trúc bảo tàng mô phỏng theo nhà sàn người Tày truyền thống. Bảo tàng được chia thành 3 phần trưng bày rõ rệt gồm: “Bắc Sơn thời”, “Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn” và “Bắc Sơn phát huy truyền thống cách mạng”. Các hiện vật khảo cổ như rìu đá, trang sức, đồ gốm, thẻ đinh, xích sắt,… giúp du khách hình dung về cuộc sống đồng bào Bắc Sơn trong từng thời kỳ.

Có thể nói, địa điểm Bắc Sơn này không chỉ là nơi du lịch lý tưởng mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ và những người yêu thích lịch sử.

Núi Nà Lay: Đỉnh núi Nà Lay ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, đây là địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn và bình minh. Sau khi vượt qua 1.200 bậc thang đá cheo leo, lên đến đỉnh Nà Lay bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp khiến bạn như lạc vào chốn thần tiên vậy.

Suối Mỏ Mắm - hang Keng Tao: Mỏ Mắm là tên ngôi làng cạnh dòng suối này, thực tế suối có cái tên là Keng Tao. Đến với Mỏ Mắm vào những ngày tháng 9, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nên thơ tại đây. Nguồn nước suối trong vắt chảy ra từ vách núi tạo nên một khung cảnh trữ tình, khu vực lòng suối rộng, nước mát lành, có những chỗ để khách vui chơi và tắm mát.

Hang Keng Tao cũng là một điểm khám phá cực kỳ thú vị. Đây là khu vực thượng nguồn của con suối Mỏ Mắm với chiều dài hang lên đến hơn 400m. Bên trong hang động là hệ thống nhũ đá tự nhiên gồm hai tầng hang nước và hang khô, các giếng trời và hệ sinh thái thực vật phong phú.


*

Thác Đăng Mò còn được gọi là thác Mũi Bò, bởi theo người Tày địa phương, phía thượng nguồn có 2 dòng suối chảy cùng một hướng rồi nhập lại thành ngọn thác này. Thác cao khoảng một trăm mét, tuôn tràn qua ba tầng đá. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào dòng nước mát trong lành và khung cảnh rừng núi bao la hùng vĩ.

Thung lũng hoa Bắc Sơn đã trở thành một điểm hẹn lý tưởng cho những người yêu hoa. Những cánh đồng hoa nơi đây trải dài bất tận dưới chân những ngọn núi hùng vĩ với muôn sắc màu rực rỡ tạo nên khung cảnh thơ mộng khiến bất cứ ai cũng không khỏi trầm trồ ngay từ ánh mắt đầu tiên.

Hồ Tam Hoa là một hồ nước ngọt được bao quanh bởi các dãy núi cao và những hàng cây xanh mát. Đây là điểm đến quen thuộc của các bạn mê chụp ảnh, yêu phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm không gian mênh mông rộng lớn của các hồ nước ngọt trong vùng như hồ Vũ Lăng, hồ Tam Hoa; cùng trải nghiệm bơi bè mảng, câu cá giải trí và thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc. Nếu đến Bắc Sơn vào mùa quýt chín (tháng 10, 11 âm lịch) bạn nên ghé thăm các vườn quýt sai trĩu quả vô cùng hấp dẫn, bạn có thể thoải mái lựa chọn và mua về làm quà cho bạn bè và người thân.

Hang Thắm Hoài: Cách hồ Pác Mỏ khoảng 200m, hang Thắm Hoài có 2 tầng, nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ rất đẹp mắt, có những cột đá vôi cao hàng chục mét sừng sững cạnh lối đi. Hang nằm lưng chừng núi, dài hơn 700m, trần hang cao rộng có nhiều thạch nhũ muôn màu sắc tạo nên cảm giác vô cùng huyền bí và cuốn hút.

Làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn thuộc xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn, toàn bộ ngôi làng nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn với trên 400 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày.

Cuộc sống nơi đây rất bình dị và thơ mộng, khi mặt trời khuất dần sau rặng núi phía xa, bạn sẽ cảm nhận thoang thoảng trong gió là hương thơm của cánh đồng lúa chín, đâu đó những câu hát Then, Sli chợt vút lên, bồng bềnh trong làn khói lam chiều. Đây cũng chính là ấn tượng khó có thể quên đối với những ai từng có dịp đến đây vào mùa lúa chín...


Đặc sản Bắc Sơn

Đến với làng văn hóa Quỳnh Sơn bạn không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá ẩm thực đặc sắc như: Lợn quay, vịt quay, phở chua, bánh cuốn trứng, khâu nhục, bánh chưng đen, bánh ngải, thịt tái, xôi cẩm, lạp xưởng, Nem nướng Hữu Lũng…Ngoài ra bạn có thể mua những đặc sản như: Măng ớt Lạng Sơn, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn, quýt Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, bánh phồng Lạng Sơn, rau bò khai…về làm quà cho bạn bè và người thân.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Bắc Sơn?

Bạn nên chuẩn bị những bộ quần áo thoải mái, nếu đi vào mùa Đông bạn nên mang một chiếc áo khoác ấm, găng tay và khăn choàng bởi thời tiết ở đây thường lạnh hơn so với vùng đồng bằng. Nếu đi vào mùa hè bạn vẫn nên mang theo áo khoác mỏng, vì ban đêm ở Bắc Sơn có lúc nền nhiệt giảm xuống thấp.

Nên mang theo giày đi bộ thể thao vừa chân, thoải mái, thấm hút tốt để leo núi. Ngoài ra bạn cũng cần mang theo một số loại thuốc thông dụng, kem chống nắng, thuốc chống nấm, chống côn trùng đốt. Mang theo đồ ăn nhanh để ăn dọc đường khi di chuyển giữa các điểm.

Xem thêm: Góc khám phá khoa học cho trẻ mầm non, 24 góc khám phá ý tưởng

Trước khi đi bạn cũng nên theo dõi thời tiết tại vùng này để tránh gặp phải những ngày mưa gió. Hy vọng những thông tin của chúng tôi hữu ích đối với chuyến đi của bạn khi chọn Bắc Sơn là điểm ghé thăm./.