Nội dung của Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường nhằm giúp các em biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
Bạn đang xem: Giải công nghệ 10 bài 12
Mời các em cùng theo bài học dưới đây để tìm hiểu nội dung chi tiết.
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1.Một số loại phân bón thường dùng
1.2.Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón
1.3.Kỹ thuật sử dụng
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập bài 12 Công Nghệ 10
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK & Nâng cao
4. Hỏi đáp
Bài 12 Chương 1 Công Nghệ 10
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp được chia làm 3 loại: phân hoá học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật
1.1.1. Phân hoá họcĐịnh nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợpPhân loại:Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡngVí dụ 1: Phân đạm, phân lân, phân kali…Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡngVí dụ 2: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…
Hình 1. Một số loại phân hóa học
1.1.2. Phân hữu cơPhân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốtVí dụ 3: phân chuồng, phân xanh, phân rác,...
Hình 2. Một số loại cây phân xanh
1.1.3. Phân vi sinh vậtĐịnh nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…
1.2.1. Đặc điểm của phân hoá học
Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phan lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
Bón nhiều phân hoá học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hoá chua1.2.2. Đặc điểm của phân hữu cơ
Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng
Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu qua chậm
Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất1.2.3. Đặc điểm của phân vi sinh vật:Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn
Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định
Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất
Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:
Tính chất của phân bónTính chất của đất
Đặc điểm sinh học của cây trồng
Điều kiện thời tiết1.3.1. Sử dụng phân hoá họcPhân dễ tan gồm phân đạm và phân kaliCách sử dụng:Dùng để bón thúc là chính
Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ
Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đấtPhân lân khó tan nên thường dùng để bón lót
Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc
1.3.2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiênPhân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.
1.3.3. Sử dụng phân vi sinh vật:Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồngPhân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất
Câu 1
Nêu đặc điểm chính và cách sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
Gợi ý trả lời:
Loại phân bón | Đặc điểm chính | Cách sử dụng |
Phân hoá học | Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng cao Dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh Dễ làm cho đất hoá chua | Dùng bón thúc là chính. Phân đạm và kali cũng có thể bón lót nhưng bón với lượng nhỏ. Phân lân dùng để bón lót Sau nhiều năm bón đạm và kali cần bón vôi cải tạo đất Hỗn hợp phân NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc |
Phân hữu cơ | Chứa nhiều nguyên tố đa lượng Có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định Có hiệu quả chậm... Không làm hại đất | Dùng để bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục |
Phân vi sinh | Thời gian sử dụng ngắn Chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định Không làm hại đất | Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng Có thể bón trực tiếp vào đất |
Câu 2
Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?
Gợi ý trả lời:
Khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ vì các loại phân này dễ bị hòa tan.Nếu bón lượng lớn thì hao phí.
Câu 3
Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Dùng để bón thúc được không?
Gợi ý trả lời:
Vì phân hữu cơ khó tan nên dùng để bót lót là chính.Dùng để bón thúc cũng được nhưng không hiệu quả.
Sau khi học xongBài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, các em cần nắm vững các nội dung vềđặc điểm,tính chấtvàkĩ thuật sử dụngcủamột số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
A.Dễ tan
B.Dễ tan cây không hấp thụ hết
C.Không có tác dụng cải tạo đất
D.Dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua
Câu 2:
Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?
A.Đất sẽ kiềm hơn
B.Đất sẽ mặn hơn
C.Đất sẽ chua hơn
D.Đất trung tính
Câu 3:
Phân không có tác dụng cải tạo đất:
A.Phân hóa học
B.Phân hữu cơ
C.Phân vi sinh
D.Phân lân
Câu 4-10:Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
Bài tập 1 trang 41 SGK Công nghệ 10
Bài tập 2 trang 41 SGK Công nghệ 10
Bài tập 3 trang 41 SGK Công nghệ 10
Bài tập 4 trang 41 SGK Công nghệ 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục
Hỏi đáp, Cộng đồng Công NghệHOC247sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với tiêu đề Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 12 (Cánh diều 2023): Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.
Công nghệ lớp 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Bạn đang xem: Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 12 (Cánh diều 2023): Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
– Sinh trưởng, phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không gthu hoạch được.
– Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
– Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái.

2. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
– Giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
– Đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp.
– Duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Câu 1. Chọn phát biểu sai: Sâu, bệnh hại sẽ:
A. Không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm
B. Không ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống
C. Không làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng
Câu 2. Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
A. Lá, quả bị đốm đen, nâu
B. Cành gãy, lá vàng úa, thủng, sần sùi
C. Quả bị chảy nhựa
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
+ Lá, quả bị đốm đen, nâu
+ Cành gãy, lá vàng úa, thủng, sần sùi
+ Quả bị chảy nhựa
+ Cây, củ bị thối
+ Thân, cành bị sần sùi
+ Rễ bị thối, bị sần sùi
Câu 3. Hình ảnh nào cho thấy sâu, bệnh gây hại cho lá?
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: A
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu bệnh gây hại ở lá
+ Đáp án B: sâu, bệnh gây hại ở thân
+ Đáp án C: sâu, bệnh gây hịa ở rễ
+ Đáp án D: sâu, bệnh gây hại ở quả
Câu 4. Hình ảnh nào cho thấy sâu, bệnh gây hại cho thân?
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: B
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu bệnh gây hại ở lá
+ Đáp án B: sâu, bệnh gây hại ở thân
+ Đáp án C: sâu, bệnh gây hịa ở rễ
+ Đáp án D: sâu, bệnh gây hại ở quả
Câu 5. Hình ảnh nào cho thấy sâu, bệnh gây hại cho rễ?
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: C
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu bệnh gây hại ở lá
+ Đáp án B: sâu, bệnh gây hại ở thân
+ Đáp án C: sâu, bệnh gây hịa ở rễ
+ Đáp án D: sâu, bệnh gây hại ở quả
Câu 6. Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển kém
B. Sinh trưởng kém
C. Phát triển kém
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: A
Giải thích: Sâu, bệnh khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
Câu 7. Chọn phát biểu sai: Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển kém
B. Sinh trưởng kém
C. Phát triển kém
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Sâu, bệnh khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
Câu 8. Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém do sâu, bệnh phá hại dẫn đến:
A. Giảm năng suất
B. Giảm chất lượng
C. Giảm tính thẩm mĩ
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Sâu, bệnh khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
Câu 9. Sâu, bệnh hại sẽ:
A. Làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
B. Không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm
C. Không ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống
D. Không làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: A
Giải thích: Sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng
Câu 10. Chọn phát biểu đúng: Sâu, bệnh hại sẽ:
A. Gây độc cho người sử dụng
B. Không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm
C. Không ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống
D. Không làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: A
Giải thích: Sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng
Câu 11. Hình ảnh nào cho thấy sâu, bệnh gây hại cho quả?
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu bệnh gây hại ở lá
+ Đáp án B: sâu, bệnh gây hại ở thân
+ Đáp án C: sâu, bệnh gây hịa ở rễ
+ Đáp án D: sâu, bệnh gây hại ở quả
Câu 12. Phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa đối với:
A. Trồng trọt
B. Sức khỏe con người
C. Môi trường sinh thái
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Câu 13. Phòng trừ sâu, bệnh không có ý nghĩa đối với:
A. Trồng trọt
B. Sức khỏe con người
C. Môi trường sinh thái
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Câu 14. Phòng trừ sâu bệnh giúp:
A. Giảm thiểu sâu bệnh hại
B. Đảm bảo năng suất
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Phòng trừ sau bệnh hại giúp giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho caay trồng; góm phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
Câu 15. Phòng trừ sâu bệnh giúp:
A. Gia tăng thu nhập cho nguowif sản xuất nông nghiệp
B. Duy trì cân bằng sinh thái
C. Bảo vệ môi trưởng
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giảiĐáp án đúng: D
Giải thích: Phòng trừ sâu, bệnh ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Giải bài tập nguyên lý kế toán, cách học tốt môn nguyên lý kế toán
Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 12 (Cánh diều 2023): Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng . Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.