- Trẻ biết thuyền buồm là phương tiện giao thông đường thủy, thuyền buồm có những bộ phận: thân thuyền, cánh buồm, cột buồm, thuyền di chuyển ở trên mặt nước (sông, biển).

- Trẻ biết thuyền di chuyển được trên mặt nước là nhờ sức gió thổi vào cánh buồm.

Bạn đang xem: Giáo Án Khám Phá Thuyền Buồm

- Trẻ biết cần có người lái để thuyền đi theo các hướng.

- Trẻ biết thuyền được làm bằng gỗ, sắt.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi "Thuyền về bến"

- Trẻ nói được tên thuyền buồm và một số bộ phận của thuyền buồm: Thân thuyền, cánh buồm, cột buồm.

- Trẻ nói được tác dụng của cánh buồm là để bắt gió và chuyển thành lực di chuyển ở trênmặt nước, cần có người lái để thuyền đi theo các hướng là phương tiện giao thông đường thủy

- Trả lời các câu hỏi rõ ràng.

- Có phản xạ nhanh khi chơi trò chơi cùng cô

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Gisao dục: Khi ngồi trên thuyền, không đùa nghịch hay chạy nhảy khi đi thuyền, không vứt rác xuống nước gây ra ô nhiễm nguồn nước

II. Chuẩn bị:

- Nhạc bài hát "Em đi chơi thuyền

- Tranh lô tô có các loại thuyền khac nhau để trẻ chơi trò chơi: Thuyền về bến

III. Tổ chức hoạt động:

1. Quan sát thuyền buồm

- Cô và trẻ hát bài hát "Em đi chơi thuyền"

- Cô đàm thoại với trẻ về bài hát

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc đến thuyền gì?

=> À đúng rồi trong bài hát nhắc đến thuyền con vịt, thuyền con rồng đấy.

+ Cô đưa chiếc thuyền buồm lên cho trẻ quan sát.

- Cô có gì đây?

- Các con có nhận xét gì về chiếc thuyền buồm này?

- Thuyền buồm làm bằng gì?

- Thuyền di chuyển được là nhờ vào đâu?

- Thuyền buồm dùng để làm gì?

- Thuyền buồm là PTGT đường gì?

- Thuyền hoạt động ở đâu?

-> Cô khái quát: Các con ơi đây là thuyền buồm được làm bằng gỗ, thuyền có các phần: Thân thuyền, cột buồm, cánh buồm (cánh buồm được làm bằng vải, có nhiều hình dáng khác nhau phù hợp với từng loại thuyền buồm khác nhau) thuyền di chuyển được là nhờ vào sức gió thổi vào cánh buồm và đẩy con thuyền tiến về phía trước. Để thuyền đi được đúng hướng cần phải có người lái thuyền. Ngườilái thuyền gọi là thuyền trưởng. Thuyền buồm là PTGT đường thủy, dùng để chở người và hàng hóa.

- Cô giáo dục trẻ: Biết chấp hành đúng luật giao thông và ngồi yên khi đi trên thuyên , không đùa nghịch hay thò tay ra nghịch nước…

2. Trò chơi vận động: Thuyền về bến

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần

- Nhận xét trẻ chơi. Động viên, khen ngợi trẻ

3. Chơi tự do:

- C« giíi thiÖu víi trÎ vÒ nh÷ng ®å ch¬i mµ c« ®· chuÈn bÞ vµ ph©n ®Þnh c¸c gãc ch¬i. Cho trÎ ch¬i tù do theo ý thÝch, quan s¸t trÎ ch¬i ®¶m b¶o an toµn cho trÎ.

* KÕt thóc: C« tËp trung trÎ, nhËn xÐt chung buæi ho¹t ®éng, kiÓn tra sÜ sè trÎ vµ cho trÎ vÒ líp.

I.Yêu cầu giáo án mầm non đề tài: Quan sát thuyền buồm mới nhất 2020:II.Chuẩn bị giáo án mầm non đề tài: Quan sát thuyền buồm mới nhất 2020:
#Tên
Tác giả
Kích thước
Lượt tải
HÀNH ĐỘNG
1
*
giao an quan sát thuyền buồm
diep13 KB2820TẢI

Quan sát thuyền buồm

I.Yêu cầu giáo án mầm non đề tài: Quan sát thuyền buồm mới nhất 2020:

– Kiến thức:

+ Trẻ biết được tên gọi, công dụng và nơi chạy của thuyền buồm.

– Kỹ năng:

+ Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ.

 + Rèn sự quan sát và chú ý cho trẻ.

– Thái độ:

+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II.Chuẩn bị giáo án mầm non đề tài: Quan sát thuyền buồm mới nhất 2020:

+ Tranh mẫu thuyền buồm.

+ Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

+ Quần áo, đầu tóc cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết.

III.Tiến hành giáo án mầm non đề tài: Quan sát thuyền buồm mới nhất 2020:

Cho trẻ quan sát tranh thuyền buồm:

+ Cô đọc câu đố:“Làm bằng gỗNổi trên sôngCó buồm giongNhanh tới bếnLà cái gì?

+ Các con nhìn xem cô có gì đây?

+ Thuyền buồm chạy ở đâu?

+ Thuyền buồm dùng để làm gì?

+ Đây là gì? (cô chỉ vào cánh buồm).

+ Thuyền buồm chạy bằng gì?

* Các con ạ! Thuyền buồm chạy được dưới nước, nó được dùng để đánh bắt cá, tôm…. Ngoài thuyền buồm còn có rất nhiều phương tiện chạy được dưới nước như: Ca nô , xuồng…được gọi là phương tiện giao thông đường thuỷ đấy.

Trò chơi:Đoán tên các phương tiện giao thông

– Cô nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

– Cho trẻ chơ 2-3 lần.

Chơi tự do:

– Cô cho trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời và nhắc trẻ chơi cẩn thận.

Hoạt động chiều:

– Ôn toán, sử dụng vở “Bé làm quen với toán”.

– Chơi tự do.

Vệ sinh – trả trẻ;

– Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng.

– Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Những trẻ chờ đợi cho trẻ hát, đọc thơ hoặc xem ca nhạc về chủ đề.

Xem thêm:

Nhận xét cuối ngày:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..